Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17

Bài, ảnh: Hồ Hạ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đình Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội) là một trong những ngôi đình cổ đẹp nhất Việt Nam với nghệ thuật trang trí, điêu khắc đề tài sinh hoạt của con người, các con vật, hoa, lá, vân mây đầy tinh tế từ thế kỷ thứ 17.

  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 1  Trong cuốn ''Việt thường thị Trưng Vương công thần Bảo Vương Hải bộ chủ phụ đạo đại vương Ngọc phả'' do Nguyễn Bính viết vào năm 1572 viết, vào thời thuộc Hán, Hán Thế Tổ sai Tô Định sang làm thái thú Giao Châu; Tô Định vô cùng bạo ngược, tàn sát, áp bức dân lành. (Ảnh: Trụ cổng đình Phú Mỹ).
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 2  Vợ chồng Hùng Bảo – Trần Nương tập hợp 500 người và đội quân của Trần Nương gồm 251 nữ binh đến hội quân cùng Bà Trưng Trắc đánh thắng quân Tô Định. (Ảnh: Hậu cung đình Phú Mỹ)
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 3  Nghĩa quân thừa thắng thu lại 65 thành trì trên toàn cõi Nam Bang. Trưng Vương ở ngôi được 3 năm thì nhà Đông Hán sai Mã Viện, đem 20 vạn quân sang xâm chiếm, báo thù. (Ảnh: Ngựa đỏ đình Phú Mỹ)
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 4  Vợ chồng Hùng Bảo mang quân thẳng đến đất Đô Dương - Cửu Chân chiến đấu với quân Hán. Ông chém liền hơn 10 tướng giặc, song quân giặc quá đông, biết khó cự được nên ông bà phá vòng vây, chém liền mấy tướng giặc nữa rồi chạy về đất Chu Diên. 
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 5  Quân giặc đuổi theo, đến bến Tuyền Liệt, ông bà lao xuống sông tuẫn tiết. Thương mến và cảm phục vợ chồng người tướng tài giỏi, trung liệt, Trưng Nữ Vương phong cho Hùng Bảo là ''Uy linh hiển ứng thiên bảo hộ quốc đại vương''. Phong cho Trần Nương là ''Ả Nương Hoàng công chúa đại vương linh phù chi thần''. (Ảnh: Điêu khắc người ôm cổ rồng tại đình Phú Mỹ)
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 6  Tưởng nhớ đến công lao to lớn của vợ chồng người tướng tài ba, trung liệt, nhân dân Phú Mỹ lập đình thờ hai vị, tôn Hùng Bảo làm Thành hoàng làng. Vào các dịp lễ tết, các ngày tuần tiết đều sắm sửa lễ nghi, đèn nhang thờ phụng. (Ảnh: Hình tượng rồng được trang trí cầu kỳ với các bức chạm khắc đôi rồng cuốn; lộng đầu rồng miệng ngậm ngọc; đôi rồng vờn nhau…)
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 7  Mặc dù bia ký và niên đại ghi chép thời gian xây dựng ngôi đình không còn, nhưng qua nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí của ngôi đình, giới nghiên cứu đoán định rằng đình Phú Mỹ được xây dựng vào thế kỷ 17. (Ảnh: Trang trí con giống trong đình Phú Mỹ)
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 8  Kiến trúc đình bao gồm: Cổng trụ, sân, toà Đại đình. Hai bên toà Đại đình có 2 toà Tả vu, Hữu vu. 
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 9  Đề tài “Tứ linh” được tạo tác thành tượng tròn, bố trí trên các xà nách của hai gian bên. 
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 10  Toà Đại đình có bố cục chữ “Đinh” kết cấu các vì theo kiểu thức chồng rường, giá chiêng. Các hệ thống vì được liên kết với nhau bởi các xà thượng, xà trung, xà hạ. Các cột được tạo tác theo kiểu “thượng thu, hạ thách” gồm 48 cột đều có hòn kê bằng đá.
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 11  Đình còn giữ được điêu khắc hình tượng cầu kỳ, tinh tế trên các bức cốn, xà, đầu dư, kẻ, bẩy. Các tác phẩm điêu khắc là những đề tài sinh hoạt của con người, các con vật, hoa, lá, vân mây. 
  • Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ thứ 17 - Ảnh 12  Ngựa trắng đình Phú Mỹ