KFC Trung Quốc đã bận rộn trong những tháng gần đây khi chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cho ra mắt những chiếc bánh mì kẹp thịt màu đen tại thị trường Trung Quốc, cải tạo lại nhiều cửa hàng của mình để trưng bày một diện mạo sang trọng và mở ra một cửa hàng thử nghiệm gọi là KPRO.
Không giống như các sản phẩm tiêu biểu của KFC, chẳng hạn như thịt gà chiên và bánh kẹp thịt Zinger, KPRO các loại thực phẩm xanh như salad quinoa, bánh sandwich cá hồi và nước trái cây tươi.
Các nhà hàng này nằm ở tầng hầm của một trung tâm mua sắm kiểu dáng đẹp ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, nơi “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đặt trụ sở chính. Alibaba gần đây đã trở thành một trong những nhà đầu tư cho KFC Trung Quốc.
KFC đã thâm nhập thị trường đại lục vào ngày 12/11/1987 bằng cách mở một nhà hàng 3 tầng gần Thiên An Môn với diện tích 1.100 m2 và là cửa hàng KFC lớn nhất thế giới.
Nhưng không gian vẫn chưa đủ lớn để chứa hàng nghìn người Trung Quốc đang tò mò với ẩm thực phương Tây.
Vào ngày đầu tiên hoạt động, cửa hàng đã bán 2.200 thùng thịt gà rán và thu về 83.000 Nhân dân tệ. Con số này tiếp tục tăng và đạt đỉnh điểm là 150.000 Nhân dân tệ trong năm đầu tiên. Hiện nay, doanh thu trung bình hàng ngày của KFC Trung Quốc là khoảng 50.000 Nhân dân tệ. Khách hàng xếp hàng bên ngoài cửa hàng kéo dài gần 100m.
Kể từ đó, một bữa ăn KFC được coi là sang trọng với hầu hết người Trung Quốc. Với mức lương trung bình hàng tháng ở Trung Quốc thời gian đó là 100 Nhân dân tệ, hầu hết mọi người chỉ ăn bánh hamburger khoảng 6 Nhân dân tệ và các bữa cơm gà chiên khoảng 2,5 Nhân dân tệ trong những dịp đặc biệt.
Đối với những người lớn lên ở Trung Quốc vào những năm 1990, có một bữa ăn tại KFC được coi là sự kiện quan trọng. Nhiều bậc cha mẹ đã sử dụng KFC như phần thưởng khi để khuyến khích con mình ngoan ngoãn và đạt được điểm số tốt ở trường.
Sự thành công ngay nhanh chóng của KFC đã tạo cơ hội cho các nhà hàng thức ăn nhanh nội địa của Trung Quốc cũng bắt đầu mọc lên.
Ronghua Chicken, được thành lập vào năm 1991, là một trong những cửa hàng thức ăn nhanh nội địa đầu tiên của Trung Quốc.
Ronghua Chicken đã nhanh chóng nổi tiếng trên toàn quốc, chủ yếu nhờ giá thành rẻ so với KFC và người dân địa phương rất mong muốn hỗ trợ một thương hiệu nội địa.
Điều này khiến "đế chế" đồ ăn nhanh của Mỹ sụt giảm thị phần. Theo Euromonitor International, thị phần của KFC trong ngành công nghiệp chuỗi nhà hàng Trung Quốc năm 2016 là 11,6%, giảm mạnh từ 16% vào năm 2012.
Hiện tại KFC và McDonald’s đang tập trung vào đối tượng thế hệ trẻ và có các thay đổi phù hợp.
KFC và McDonald’s đã chuyển sang mời những người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu để thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi.
Vào tháng 6, McDonald’s đã hợp tác với nam diễn viên 26 tuổi Kris Wu thường được gọi là Justin Bieber của Trung Quốc. Không chịu kém cạnh, KFC cũng đã hợp tác với nhóm nhạc thiếu nhi TFBoys, giúp quảng bá sản phẩm bánh mì kẹp thịt màu đen. Biểu tượng "ông già tóc bạc" của KFC cũng được thay thế bởi 2 màu xanh và đỏ trong chiến lược tiếp thị hình ảnh.