Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp Singapore tìm nguồn cung nông sản Việt ứng phó Covid-19

Kinhtedothi - Theo kế hoạch, cuối tháng 2/2020 đoàn các doanh nghiệp thu mua của Singapore sẽ về Việt Nam để tìm nguồn cung ứng các sản phẩm rau, quả cho thị trường quốc đảo này, nhằm đối phó với sự gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc.
Tuần lễ hàng Việt Nam tại Singapore. Ảnh: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), trong 2 tháng đầu năm 2020, cũng như các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, Singapore đang đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Nhiều lĩnh vực ngành nghề của quốc gia này đang bị tác động mạnh như thương mại, du lịch, sản xuất, xây dựng, đặc biệt là chuỗi cung ứng bị gián đoạn do thiếu nguồn hàng/vật liệu từ Trung Quốc khiến cho các hoạt động sản xuất bị đình trệ. Để đối phó với tình hình dịch bệnh, ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế, Singapore đã lập tức đưa ra gói cứu trợ cho một số ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Corona.
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết thêm, Singapore là nền kinh tế không có ngành nông nghiệp nói chung, hầu như phụ thuộc vào nhập khẩu để đảm bảo nhu cầu nội địa. Để đối phó với khả năng gián đoạn nguồn cung, Singapore sẽ phải quan tâm đến việc đa dạng hóa thị trường để thay thế đặc biệt từ các thị trường gần như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hướng phát triển thêm các thị trường mới thay thế cho thị trường Trung Quốc hiện đang bị gián đoạn do dịch Covid-19, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi hiện đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Singapore để tiến hành các hoạt động kết nối, đưa đoàn các doanh nghiệp thu mua của Singapore về Việt Nam để tìm nguồn cung ứng (dự kiến vào cuối tháng 2/2020) các sản phẩm rau, quả cho thị trường Singapore.
Bộ Công Thương hy vọng rằng, đây cũng là một trong những biện pháp thúc đẩy và giải quyết tình hình khó khăn đối với xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam trong thời gian này.
Liên quan đến vụ việc, ngày 18/2 Singapore đã công bố gói tài chính 4,6 tỷ USD nhằm đối phó với tác động của dịch bệnh. Trong đó, 5,6 tỷ đôla Singapore sẽ được dành để giúp các công ty và hộ gia đình thoát khỏi nguy cơ kinh tế giảm tốc, với một phần lớn sẽ dành cho các công ty trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm hàng không, du lịch và bán lẻ. Tiền trợ cấp các hộ gia đình sẽ được giải ngân dưới dạng tiền mặt và voucher hàng hóa cho những người thu nhập thấp.
Ngoài ra, khoảng 800 triệu đôla Singapore sẽ được dành để hỗ trợ các nỗ lực chống virus, trong đó hầu hết sẽ được giao cho Bộ Y tế. Theo đánh giá, các gói tài chính sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách chung khoảng 10,9 tỷ đôla Singapore (7 tỷ USD).
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ