Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đối thoại Trung Quốc - EU sắp tới, kỳ vọng hóa giải khúc mắc?

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuy nhiên, các đàm phán cần giải quyết các vấn đề song phương thực sự và mang lại lợi ích rõ ràng, theo đại sứ EU tại Bắc Kinh.

Liên minh châu Âu và Trung Quốc dự kiến có hai hội nghị cấp cao trong những tuần tới. Tuy nhiên, các đàm phán cần giải quyết các vấn đề song phương thực sự và mang lại lợi ích rõ ràng, theo đại sứ EU tại Bắc Kinh.

Kỳ vọng trong vài tuần tới

Hai bên sẽ tổ chức các cuộc đối thoại cấp cao về kinh tế, khí hậu và môi trường “hy vọng là trong vài tuần tới”, Nicolas Chapuis, đại sứ EU tại Trung Quốc, nói với Bloomberg Television ở Bắc Kinh hôm 20/6.  

Liên minh châu Âu và Trung Quốc dự kiến có hai hội nghị cấp cao trong những tuần tới. Ảnh: CFP
Liên minh châu Âu và Trung Quốc dự kiến có hai hội nghị cấp cao trong những tuần tới. Ảnh: CFP

Các đàm phán diễn ra sau một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4 mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell, mô tả là "cuộc đối thoại của những người khiếm thính" với việc Trung Quốc từ chối thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine, nhân quyền hoặc các vấn đề khác trong mối quan hệ. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã thúc đẩy đối thoại kinh tế được khởi động lại và để hai bên tiếp tục hợp tác chống biến đổi khí hậu, theo ông Chapuis.

Thỏa thuận đầu tư

Mối quan hệ EU-Trung Quốc ghi dấu cột mốc tích cực vào cuối năm 2020 khi hai bên ký Hiệp định Toàn diện về Đầu tư. Tuy nhiên mối quan hệ nhanh chóng lao dốc sau khi EU trừng phạt các quan chức Trung Quốc do vấn đề Tân Cương.

Trung Quốc sau đó đáp trả bằng cách đặt các lệnh trừng phạt đối với các nhà lập pháp, học giả châu Âu và những nước khác, khiến khối này đóng băng thỏa thuận đầu tư. 

Hiện chưa có triển vọng phê chuẩn thỏa thuận đầu tư được phê chuẩn vào lúc này. Chủ tịch EC Borrell hồi tháng 4 cho biết, “chừng nào các biện pháp đối phó của Trung Quốc sẽ được áp dụng thì sẽ không có triển vọng cho việc phê chuẩn Hiệp định Toàn diện về Đầu tư được tiến hành”.

Tuy nhiên, Đại sứ Chapuis gợi ý rằng Trung Quốc có thể đơn phương thực hiện các điều khoản trong dự thảo thỏa thuận nếu nước này muốn gửi tín hiệu tích cực tới châu Âu và các công ty.

Ông cũng cảnh báo rằng châu Âu mong đợi Trung Quốc mở cửa thị trường nhiều hơn hoặc mất một số quyền tiếp cận mà các công ty Trung Quốc có được vào thị trường đơn lẻ. Đồng thời khẳng định rõ ràng Trung Quốc có lợi ích trong việc duy trì quyền tiếp cận thị trường Châu Âu.

Quan hệ kinh tế là một trong những điểm sáng trong hợp tác EU-Trung Quốc và hiện tại “các liên kết kinh tế lớn và thương mại vẫn chưa bị ảnh hưởng," Đại sứ Chapuis nói. Tuy nhiên, "các công ty châu Âu đang trì hoãn các quyết định đầu tư" do e ngại tác động từ chiến lược zero-Covid tại Trung Quốc. 

Các đợt phong tỏa quy mô rộng tại Trung Quốc do bùng phát Covid-19 đã khiến ngành công nghiệp tê liệt. Gần 25% doanh nghiệp châu Âu ở Trung Quốc đang xem xét chuyển đầu tư khỏi nước này, một cuộc khảo sát công bố hôm 20/6 cho thấy.