Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đồng USD đối mặt cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng

Kinhtedothi - Các phân tích từ ngân hàng Deutsche Bank và Goldman Sachs đều chung nhận định rằng, niềm tin đã được gây dựng cho đồng USD trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đang bị lung lay.

Đồng USD, vốn giữ vai trò đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới suốt nhiều thập kỷ, hiện đang đứng trước nguy cơ bước vào một chu kỳ suy giảm dài hạn. Những bất ổn trong chính sách thương mại Mỹ, áp lực từ thâm hụt vãng lai lớn và triển vọng tăng trưởng chậm lại đã thúc đẩy làn sóng bán tháo đồng USD trên quy mô toàn cầu.

Niềm tin vào đồng USD suy yếu

Deutsche Bank cho rằng, các chính sách thương mại khó lường của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại từ đầu tháng 4 này, đã làm xói mòn niềm tin toàn cầu vào tài sản Mỹ.

Đồng USD đối mặt khủng hoảng niềm tin, chuẩn bị bước vào chu kỳ suy giảm dài hạn. Ảnh: Europeanconservative.com

Trong báo cáo mới nhất, các chiến lược gia George Saravelos và Tim Baker của Deutsche Bank nhấn mạnh, ngoài yếu tố nội tại, việc Đức triển khai các gói kích thích tài khóa và thế giới tái định hình vai trò của Washington cũng góp phần khiến dòng vốn nước ngoài rời khỏi thị trường Mỹ, gây áp lực giảm giá lên đồng USD.

Các chuyên gia của Deutsche Bank nhận định rằng, chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai đã làm giảm mức độ sẵn sàng của nhà đầu tư nước ngoài trong việc tài trợ cho "song thâm" của Mỹ (thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai). Quá trình thanh lý tài sản Mỹ đã bắt đầu và sẽ còn tiếp diễn trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới ttăng cường chi tiêu nội địa để kích thích tăng trưởng.

Hai chuyên gia Saravelos và Baker của Deutsche Bank cảnh báo: "Vị thế số 1 của đồng USD trong nhiều thập kỷ đang bắt đầu lung lay khi các thị trường tiếp tục rời xa đồng USD”. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Barry Eichengreen tại Đại học California (Mỹ) cũng dự báo: “Niềm tin vào đồng USD đã được xây dựng trong hơn nửa thế kỷ, thậm chí lâu hơn, nhưng nó có thể biến mất chỉ trong chốc lát".

Đồng bạc xanh sẽ tiếp tục lao dốc

Trong tuần qua, chỉ số USD – phản ánh sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đã giảm xuống dưới ngưỡng 98 điểm - mức thấp nhất trong 3 năm. Điều này càng gia tăng lo ngại của giới đầu tư Mỹ về nguy cơ đồng USD đánh mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Theo cảnh báo mới nhất từ Deutsche Bank, đồng USD sẽ bước vào xu hướng suy giảm mang tính cấu trúc trong những năm tới. Ngân hàng này dự báo tỷ giá euro/USD sẽ tăng lên 1,30 vào cuối năm 2027 - mức cao nhất của đồng tiền chung châu Âu kể từ năm 2014, vượt xa mức dự báo trung bình 1,15 của các cuộc khảo sát thị trường. Đồng thời, tỷ giá giữa đồng bạc xanh và yen Nhật Bản được dự báo sẽ giảm xuống tỷ lệ 115 yen đổi 1 USD – mức thấp nhất kể từ năm 2022.

Trong báo cáo công bố tuần trước, nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của ngân hàng Mỹ Goldman Sachs cũng nhận định rằng đồng USD đang đối mặt nhiều rúi ro tiếp tục suy yếu trong những tháng tới.

Chuyên gia Hatzius cho biết, đồng USD đã mất hơn 4,5% tính từ đầu tháng đến ngày 26/4 và đang trên đà ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ cuối năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ làn sóng bán tháo tài sản Mỹ do lo ngại về các chính sách thuế quan khó lường và nguy cơ suy thoái kinh tế.

Ông Hatzius lưu ý thêm rằng trong hai giai đoạn lịch sử - giữa thập niên 1980 và đầu những năm 2000 - khi đồng USD có định giá tương tự hiện nay, đồng bạc xanh đã mất giá từ 25-30%. Trong bối cảnh hiện tại, một kịch bản suy giảm tương tự của đồng bạc xanh hoàn toàn có thể lặp lại.

Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ khoảng 22 nghìn tỷ USD tài sản Mỹ, chiếm khoảng 1/3 danh mục đầu tư toàn cầu. Trong đó, khoảng 50% số tài sản trên là cổ phiếu, thường không có biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Điều này khiến đồng USD dễ tổn thương hơn trước biến động dòng vốn quốc tế.

Theo chuyên gia Hatzius, với thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ lên tới 1.100 tỷ USD mỗi năm, do đó Mỹ buộc phải thu hút lượng vốn ròng tương ứng từ nước ngoài. "Chỉ riêng việc mua tài sản Mỹ từ các nhà đầu tư nước ngoài chững lại cũng đủ gây áp lực giảm giá đáng kể đối với đồng USD" - vị chuyên gia của Goldman Sachs nói thêm.

Trong khi đó, triển vọng kinh tế Mỹ năm nay khá u ám. IMF mới đây dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm từ 2,8% trong năm 2024 xuống chỉ còn 1,8% trong năm nay. Dự báo kém khả quan này càng làm suy yếu thêm sức hút của nền kinh tế lớn nhất thế giới đối với dòng vốn toàn cầu.

Thách thức thuế quan Mỹ: doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp thích ứng

Thách thức thuế quan Mỹ: doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp thích ứng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tập đoàn IHW muốn xây bệnh viện tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội

Tập đoàn IHW muốn xây bệnh viện tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội

28 Apr, 05:02 PM

Kinhtedothi - Hà Nội và Tập đoàn IHW của Nhật Bản đã khẳng định cam kết hợp tác y tế sâu rộng qua việc thống nhất xúc tiến dự án bệnh viện 200 giường tại TP Thông minh Bắc Hà Nội, đánh dấu cột mốc trong quan hệ song phương nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ