Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đường sá “không thể có sức” chạy theo phương tiện cá nhân

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hà Nội không thể “chạy” theo phát triển hạ tầng giao thông trong bối cảnh lượng ô tô, xe máy đăng ký mới hàng tháng tại Hà Nội “tăng trưởng rất nóng”.

Vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân tại Hà Nội một lần nữa lại “nóng lên” tại Hội nghị triển khai công tác quản lý Nhà nước về GTVT, phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2016-2020 diễn ra ngày 7/3. 

Ông Nguyễn Phi Thường- Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho rằng, cần có đề án, chủ trương lộ trình, kể cả các biện pháp hành chính, kinh tế, cũng như kỹ thuật về không gian, thời gian... để hạn chế phương tiện cá nhân. 
Ảnh minh họa (Nguồn: Zing.vn)
Ảnh minh họa (Nguồn: Zing.vn)
Từ thực tế hiện nay, ông nhận định, phát triển hạ tầng giao thông không thể đuổi kịp phát triển nhu cầu vận tải. Bởi hiện nay mỗi tháng Hà Nội có thêm hàng nghìn ô tô và chục nghìn xe máy đăng ký mới. “Nếu cứ chạy theo phát triển hạ tầng mà không quản lý phương tiện thì không có sức nào để chạy theo xây cầu đường”, Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội bày tỏ.

Cũng tại buổi làm việc, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UB ATGT Quốc gia bày tỏ lo ngại về vấn đề ùn tắc giao thông và môi trường của Hà Nội. Ông dẫn lại thông tin từ một tạp chí rất uy tín công bố, mỗi năm Việt Nam có 4.400 người chết vì mụn nhọt, hay nói cách khác là ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...

Để giải quyết vấn đề này, ông Hùng đưa ra một tromg những giải pháp là quản lý nhu cầu sử dụng xe cơ giới cá nhân. Theo ông, điều này đã được quy định tại văn bản 148 của Chính phủ về xây dựng và triển khai đề án tăng cường năng lực vận tải công cộng và kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân. Nếu như theo đúng chỉ đạo tại văn bản thì phải triển khai từ năm 2015 nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa triển khai.

Phó Chủ tịch Thường trực UB ATGT Quốc gia cũng cho biết, trong báo cáo của Thành phố Hà Nội liên quan đến nhiệm vụ trọng tâm về hạ tầng giai đoạn 2016 – 2017 chưa thấy điểm nhấn về giao thông tĩnh. Trong khi đó, nếu muốn kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân mà không có điểm đỗ xe thì không có cách nào giải quyết vấn đề này. Đồng thời cần phải có cơ chế để những nhà đầu tư tư nhân được thu giá dịch vụ đỗ xe, theo nguyên tắc thị trường, có thu hồi vốn, có lợi nhuận... 

Cũng tại hội nghị, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội -  ông Vũ Văn Viện cho biết, đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nằm trong chương trình mục tiêu chống ùn tắc giao thông của Thủ đô Hà Nội 2016 – 2020, HĐND TP đã c
ó nghị quyết và UBND TP đã chỉ đạo. 

“Hiện nay, Sở GTVT Hà Nội đang phối hợp với Viện Chiến lược của Bộ GTVT nghiên cứu đề án này, cuối tháng 3  báo cáo UB TP, đầu tháng 4 báo cáo Thường trực Thành uỷ cho ý kiến”, ông Viện cho biết.

Trước đó, ngày 28/2/2015, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ, tân chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Chính phủ cho phép Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân. 

Hiện nay, bình quân hàng tháng trên địa bàn TP Hà Nội có 18.000-20.000 xe máy đăng ký mới và từ 6.000-8.000 ô tô đăng ký mới, với tốc độ này và nhất là từ năm 2018 khi các dòng thuế liên quan giảm, thì đến năm 2020 Hà Nội có gần 1 triệu ô tô (chưa kể ô tô của các lực lượng vũ trang), 7 triệu xe máy.

Do vậy Hà Nội đề xuất với Chính phủ, cho phép các bộ ngành trung ương cùng với Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông.