Cổ phiếu trên thị trường châu Á giao dịch ảm đạm trong ngày 18/5 sau tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nói rằng sẽ phải mất một thời gian để Mỹ có thể phục hồi sau những thiệt hại kinh tế mà đại dịch Covid-19 và quá trình này có thể kéo dài đến hết năm nay.
Chỉ số chứng khoán tại thị trường Trung Quốc nhuộm sắc đỏ trong phiên giao dịch này, với chỉ số tổng hợp Thượng Hải giảm 0,2%, trong khi đó chỉ số tổng hợp Thâm Quyến hạ 0,488%. Chỉ số Hang Seng tại sàn Hồng Kông (Trung Quốc) cũng mất 0,28%.
Chứng khoán châu Á trái chiều trong ngày 18/5 sau phát biểu thận trọng của Chủ tịch FED về khả năng phục hồi của kinh tế Mỹ. |
Tại các thị trường khác, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật Bản tăng 0,16%, trong đó chỉ số Topix tăng nhẹ. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc đi ngang trong phiên giao dịch ngày 18/5.
Tại thị trường Australia, chỉ số S&P/ASX 200 lại nhích 0,96%.
Trong khi đó, chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương, không tính thị trường Nhật Bản giảm hơn 0,1%.
Giới đầu tư gia tăng tâm lý lo ngại trong phiên giao dịch do ảnh hưởng từ những bình luận thận trọng của Chủ tịch FED Jerome Powell đối với đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát biểu trong chương trình “60 Minutes” của kênh CBS, Chủ tịch Powell cho rằng việc tạm dừng hoạt động kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ giảm 20 - 30% trong quý II.
Theo Chủ tịch FED, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có để đạt đỉnh 20 - 25%, mức cao nhất kể từ thập niên 1930, nhưng nước này vẫn có thể tránh được một cuộc suy thoái kinh tế.
Chủ tịch FED cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi, tuy nhiên sẽ mất một khoảng thời gian mà có thể là kéo dài đến năm 2021. Ông Powell cũng nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi một cách ổn định trong nửa cuối năm nay nếu không có đợt bùng phát dịch Covid-19-19 thứ hai. "Giả định rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai không xảy ra, tôi nghĩ nền kinh tế sẽ phục hồi một cách ổn định trong nửa cuối năm nay", Chủ tịch Powell phát biểu trong cuộc phỏng vấn với đài CBS hôm 17/5.
Tuy nhiên, theo ông Powell, để nền kinh tế phục hồi hoàn toàn thì có thể phải chờ tới khi có vaccine chống dịch Covid-19. Chủ tịch FED tái khẳng định rằng nền kinh tế Mỹ dường như cần chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa cho lực lượng lao động và các doanh nghiệp nhằm phục hồi kinh tế.
“Không có gì phải bàn cãi, thị trường cổ phiếu đang chịu áp lực khi triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ vẫn còn ảm đạm”- ông Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Ngân hàng Mizuho, lưu ý.
Về mặt dữ liệu kinh tế, nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm với tỷ lệ hàng năm là 3,4% trong tháng 1-tháng 3, Reuters đưa tin hôm thứ Hai trích dẫn dữ liệu của chính phủ. Điều đó đánh dấu đất nước của quý thứ hai liên tiếp co lại, đáp ứng định nghĩa kỹ thuật của suy thoái kinh tế, theo Reuters.
Về dữ liệu kinh tế, với việc GDP hai quý liên tiếp đi xuống, Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, chính thức rơi vào suy thoái, chủ yếu do chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19.
Số liệu sơ bộ Nhật Bản công bố ngày 18/5 cho thấy GDP nước này giảm 3,4% trong quý I. Cả tiêu dùng cá nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều giảm. GDP Nhật Bản đã đi xuống 2 quý liên tiếp, khiến nước này rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật lần đầu tiên sau gần 5 năm. Cách đây vài ngày, Đức cũng công bố GDP quý I giảm, chịu chung suy thoái như Nhật Bản.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số USD, phản ánh sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm về mức 100,363 điểm sau khi tăng mạnh tới 100,5 điểm trong phiên cuối tuần trước.
Tỷ giá đồng yen Nhật so với đồng USD hiện được giao dịch với tỷ lệ 1 USD “ăn” 107,13 yen Nhật sau khi tăng mạnh lên hơn 107,6 vào tuần trước./.