Cụ thể, trong phiên này, giá dầu Brent tăng 18 xu Mỹ, tương đương 0,3%, lên mức 71,01 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI cũng nhích 20 xu Mỹ, khoảng 0,3% so với phiên trước đó, lên 63,78 USD/thùng.
Trong một lưu ý gửi khách hàng, RBC Capital Markets nhận định: “Chúng tôi dự báo giá Brent và WTI sẽ lần lượt ở mức 75 USD/thùng và 67 USD/thùng trong những tháng còn lại trong năm nay, các yếu tố có thể khiến giá dầu đảo chiều đi xuống là không nhiều”.
Ngân hàng Canada còn cảnh báo, bất ổn địa chính trị tại Venezuela , Libya và căng thẳng leo thang tại Trung Đông có thể khiến giá tăng vọt hoặc thậm chí vượt mốc 80 USD/thùng ngay trong mùa hè này”.
Giá dầu mỏ đã tăng hơn 30% kể từ đầu n
ăm đến nay nhờ nỗ lực cắt giảm nguồn cung do Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các nhà xuất khẩu dầu mỏ Iran và Venezuela và chiến sự leo thang ở Libya.
Sản lượng khai thác dầu tại Venezuela đã sụt mạnh do chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, trong khi chính quyền Washington dự kiến sẽ thắt chặt các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Iran trong tháng 5 tới.
Sự cố mất điện trên diện rộng liên tục trong thời gian gần đây là khiến ngành năng lượng của Venezuela càng thêm khó khăn, đẩy sản lượng khai thác trong tháng 3 giảm tới 290.000 thùng/ngày xuống chỉ tổng sản lượng khoảng 732.000 thùng mỗi ngày.
Nhân hàng Jefferies hôm 12/4 cho biết sản xuất “vàng đen” của Iran hiện ổn định ở mức 2,7 triệu thùng mỗi ngày, nhưng sản lượng này có thể giảm mạnh nếu Mỹ không gia hạn lệnh miễn trừ nhập khẩu dầu của Iran đối với 8 quốc gia vào tháng 5.
Theo kế hoạch, OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga, sẽ tổ chức cuộc họp vào tháng 6 tới để quyết định có tiếp tục kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày hay không. Ả Rập Saudi, nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, được dự đoán sẽ tiếp tục ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm. Các nguồn tin khác cho biết các nước trong và ngoài OPEC có thể tăng sản lượng từ tháng 7 nếu nguồn cung toàn cầu bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Về phía nhu cầu, phần lớn mức tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu đến từ châu Á, trong đó riêng thị trường Trung Quốc và Ấn Độ chiếm gần 55% tăng trưởng nhu cầu toàn cầu.