Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gia Lâm: 5 đơn vị được sử dụng địa danh địa phương để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa ban hành các Quyết định số 5730/QĐ-UBND, 5731/QĐ-UBND, 5732/QĐ-UBND, 5733/QĐ-UBND, 5735/QĐ-UBND cho phép các đơn vị trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng địa danh địa phương để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
  Vườn bưởi tại xã Phú Thị của trang trại ông Nguyễn Xuân Thanh, thôn Tô Khê.
Theo đó, tại Quyết định số 5730/QĐ-UBND, TP cho phép Hội Nông dân xã Phú Thị được sử dụng địa danh “Phú Thị”, kèm theo bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản phẩm bưởi Phú Thị đã được UBND huyện Gia Lâm xác nhận để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bưởi Phú Thị” ở xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Tại Quyết định 5731/QĐ-UBND, TP cho phép Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kiêu Kỵ được sử dụng địa danh “Kiêu Kỵ”, kèm theo bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản phẩm cam Kiêu Kỵ đã được UBND huyện Gia Lâm xác nhận để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Cam Kiêu Kỵ” ở xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Tại Quyết định 5732/QĐ-UBND, TP cho phép Hội Nông dân xã Trung Mầu được sử dụng địa danh “Trung Mầu”, kèm theo bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản phẩm bưởi Trung Mầu đã được UBND huyện Gia Lâm xác nhận để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bưởi Trung Mầu” ở xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Tại Quyết định 5733/QĐ-UBND, TP cho phép Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Dư được sử dụng địa danh “Đông Dư”, kèm theo bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản phẩm ổi Đông Dư đã được UBND huyện Gia Lâm xác nhận để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Ổi Đông Dư” ở xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Tại Quyết định 5735/QĐ-UBND, TP cho phép Hội Nông dân xã Phù Đổng được sử dụng địa đanh “Phù Đổng”, kèm theo bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản phẩm hoa giấy Phù Đổng đã được UBND huyện Gia Lâm xác nhận để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hoa giấy Phù Đổng” ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
UBND TP giao các đơn vị được cho phép sử dụng địa danh địa phương để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể có trách nhiệm xây dựng bộ công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể, bao gồm: Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; Quy định sử dụng tem nhãn. Tổ chức quản lý việc sử dụng địa danh làm nhãn hiệu tập thể theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy chế, quy định, quy trình do đơn vị ban hành.
Trường hợp các địa danh đã được UBND TP cho phép sử dụng theo các Quyết định nêu trên bị sử dụng sai mục đích, không vì lợi ích chung của đơn vị được cho phép sử dụng địa danh hoặc trường hợp nhãn hiệu tập thể chuyển nhượng sang chủ sở hữu mới, hoặc các sản phẩm chuyển sang đăng ký bảo hộ “Nhãn hiệu chứng nhận hoặc Chỉ dẫn địa lý”, UBND TP Hà Nội có quyền thu hồi quyền sử dụng địa danh đã cho phép tại Quyết định nêu trên.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ