70 năm giải phóng Thủ đô

Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng nay 24/9, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức giao lưu - tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông”.

Tham gia buổi giao lưu - tọa đàm có:

- Ông Lương Đức Thắng - Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị Sở Giao thông Vận tải Hà Nội

- Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông TP Hà Nội

- Ông  Lê Mạnh Hùng - Phó Chánh Thanh tra  Sở Giao thông Vận tải Hà Nội

- Thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội

- Ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 1

Đại diện báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời. Ảnh: Phạm Hùng
Mời độc giả tham gia giao lưu và đặt câu hỏi với các khách mời tại đây
Bằng Giang - Hoàng Hoa Thám, HN. Email: bgiang.hn@gmail.com
Hà Nội đang trong giai đoạn tập trung xây dựng nhiều công trình hạ tầng quan trọng. Chính việc thi công các công trình này là một trong những nguyên nhân gây UTGT trên nhiều tuyến đường có mật độ giao thông cao. Thanh tra GTVT đã có những biện pháp gì để cùng CSGT và các lực lượng khác tham gia tổ chức, điều tiết giao thông trên những tuyến đường này?
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội:
Trước tiên, tôi xin đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có cả chủ quan và khách quan như học sinh, sinh viên sau các tháng nghỉ hè quay trở lại trường gây ra áp lực giao thông rất lớn. Bên cạnh đó do ý thức giao thông của người tham gia và tiến độ thi công công trình trọng điểm của các nhà thầu vẫn không đúng như cam kết.

Trong thời gian qua, Thanh tra GTVT đã phối hợp với lực lượng CSGT và các lực lượng chức năng khác tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, rà soát các điểm UTGT và tìm giải pháp xử lý phù hợp với từng điểm cụ thể.

Qua quá trình kiểm tra, rà soát, từ đầu năm đến nay. Thanh tra Sở GTVT đã tiến hành kiểm tra, xử lý 66 trường hợp. Phạt tiền 499.700.000 đồng đối với các công trình thi công vi phạm các quy định khi thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.

Để giải quyết tình trạng UTGT tại các nút giao thông đang thi công các công trình trọng điểm như Cát Linh, Hà Đông, Thanh tra GTVT đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng UTGT tại các điểm này và đến nay đã giảm thiểu tối đa thực trạng UTGT, chỉ còn tình trạng ùn ứ vào giờ cao điểm.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 2
Mai Thanh - Đống Đa - Hà Nội. Email: thanh87@gmail.com
Xin ông biết, trong thời gian qua công tác giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đã có những chuyển biến như thế nào? (Số điểm, thời gian ùn tắc…). Hà Nội có bao nhiêu điểm thường xuyên  ùn tắc giao thông?
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt:
Địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gian vừa qua, các đơn vị chức năng đã nỗ lực giải quyết các điểm ùn tắc. Trong năm 2010, trên địa bàn TP có 124 điểm thường xuyên ùn tắc, nhưng đến nay chỉ còn 46 điểm.

Về nguyên nhân dẫn đến ùn tắc, chúng tôi xác định có các nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, trong thời gian qua thời tiết đã có những diễn biến khắc nghiệt, có ngày nắng nóng cao độ, có ngày lại mưa kéo dài, liên tục. Việc này đã gây úng ngập trên các tuyến đường. Cụ thể, ngày 26/8/2015, sau trận mưa lớn, Hà Nội ngập 8 điểm; đến ngày 8/9, xảy ra 22 điểm úng ngập; còn cách đây 3 ngày, vào ngày 22/9, sau khi cả đêm mưa kéo dài, đầu giờ buổi sáng mưa dồn dập khiến hệ thống cống, hố gas, hồ chứa nước đầy, lượng mưa không thoát kịp, dẫn đến 20 điểm ngập úng nghiêm trọng.

Thứ hai, hiện nay trên địa bàn TP có tới 25 công trình thi công, 43 điểm có rào chắn xây dựng, các điểm này kéo dài, như tuyến đường sắt trên cao kéo dài từ Cát Linh đến Hà Đông, tuyến từ Nhổn - ga Hà Nội, tuyến xe bus nhanh BRT; tại Vành đai 2 có tuyến cầu Nhật Tân - Bưởi - Trường Chinh, Vành đai 1 đang thi công tuyến đường Kim Ngưu, Ô Đống Mác. Nhiều dự án thoát nước đang thi công... khiến lòng đường bị thu hẹp.

Thứ ba, hệ thống thoát nước không đáp ứng được những trận mưa lớn, gấp úng ngập cản trở giao thông, ảnh hưởng rất lớn đến phương tiện, tại các tuyến phố không ngập úng phương tiện tăng đột biến.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được lượng phương tiện tham gia giao thông, phương tiện cá nhân tăng 5,5 triệu phương tiện, mỗi tháng đăng ký mới 19.000 phương tiện. Ngoài ra, trên địa bàn TP còn có xe đăng ký của Bộ Công an, Văn phòng đại diện các cơ quan, người ngoại tỉnh vào kinh doanh buôn bán trong nội thành…

Thứ 5, ý thức 1 bộ phận nhỏ người tham gia giao thông chưa tôn trọng pháp luật, khi ùn tắc không trật tự xếp hàng, không chờ đèn đỏ, thúc giục người đi trước, trông giữ xe lấn chiếm lòng đường, vỉa hè….
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 3
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 4
Hoàng Mai Hương - Hai Bà Trung - Hà Nội. Email: maihuonghn@gmail.com
Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh... đã ứng dụng CNTT rất thành công trong lĩnh vực quản lý giao thông, nhờ đó giảm thiểu được tối đa tình trạng ùn tắc. Việt Nam có dự định triển khai phương thức này? 
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố:
Việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết nhằm giúp đơn vị quản lý cũng như người tham gia giao thông biết trước được những tình huống có thể xảy ra.

Không chỉ đối với Mỹ hay những quốc gia châu Âu, ngay cả những nước ở khu vực Đông Nam Á cũng đã áp dụng CNTT trong giao thông và mang lại hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên để có thể áp dụng sâu rộng CNTT trong giao thông ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề liên quan phải thực hiện trước. Trước hết phải quy hoạch lại hệ thống giao thông. Bên cạnh đó cần hạn chế phương tiện cá nhân, đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện trên cao.

Hiện nay CNTT cũng đã bước đầu được áp dụng trong lĩnh giao thông, có thể biết đến thông qua hệ thống camera được lắp đặt tại các nút giao thông, tuyến đường trọng điểm nhằm thông báo cho các đơn vị quản lý tình trạng giao thông ở thời điểm hiện tại, từ đó có cách thức nhằm hạn chế lưu lượng phương tiện vào giờ cao điểm.

Bên cạnh đó, hệ thống phát thanh VOV Giao thông Hà Nội và TP.HCM cũng đã phối nhằm cung cấp thông tin hàng giờ để cảnh bảo nguy cơ ùn tắc tới chủ phương tiện.

Trong tương lai, Hà Nội sẽ tích cực áp dụng CNTT vào lĩnh vực giao thông, tuy nhiên đây là giải pháp phải được đặt ở tầm chiến lược quốc gia.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 5
Vũ Minh - Thành Công, HN. Email: vminhhn@gmail.com
Thời gian gần đây, Hà Nội xuất hiện những cơn mưa kéo dài, mặc dù lượng mưa được đánh giá là chưa lớn nhưng đã gây úng ngập tại rất nhiều con phố từ đó dẫn đến tình trạng giao thông ùn tắc nghiêm trọng trong những khung giờ cao điểm. Trước thực trạng trên, các ngành chức năng đã có phương án như thế nào để hạn chế việc ùn tắc giao thông trong những ngày mưa?
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội:
Trong công tác đảm bảo ATGT, Thanh tra Sở đã dựa vào các mục tiêu cụ thể trong Chỉ thị 01 về Năm Trật tự và Văn minh đô thị, để phân bổ hơn 600 người trong quân số để thực hiện nhiệm vụ tại tất cả các quận, huyện. Ngoài ra, Thanh tra Sở còn có 4 đoàn công tác liên ngành đã trực tiếp kiểm tra, rà soát các điểm nóng về UTGT và không đảm bảo ATGT.

Trong 1 năm, Thanh tra Sở đã xây dựng hơn 100 kế hoạch để thực hiện Chỉ thị 01, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ. Bên cạnh các giải pháp ngắn hạn, chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng như CSGT, dân quân tự vệ để thực hiện các giải pháp dài hơi hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân còn cần phải nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. 
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 6
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 7
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 8
Nguyễn Văn Nam - Trung Hòa - Nhân Chính - Hà Nội. Email: Nam31@gmail.com
Vào giờ cao điểm đường Lê Văn Lương thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, trong tình huống này, tôi thấy rất nhiều người khác thường xuyên điều khiển xe máy đi trên vỉa hè để tránh ùn tắc, vậy trong tình huống này có bị phạt hay không? Và nếu bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu?
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt:
Trong quy định của Luật Giao thông, người tham gia giao thông đi bên phải theo chiều đi của mình, đúng phần đường, làn đường quy định. Như vậy, người điều khiển xe máy đã vi phạm quy tắc điều khiển xe, sẽ bị xử phạt theo điểm G khoản 4, NĐ 171, sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

Nhưng một số người lại cho rằng, thường xuyên trên tuyến đường ô tô dàn hàng 4, không có đường cho xe máy đi nên phải đi ngược chiều, lên vỉa hè mới đến cơ quan đúng giờ.

Nguyên nhân là ý thức của người tham gia
giao thông, khi tắc đường, một số người cố lấn, cố vượt khiến mắc ở ngã tư, đó chính là nguyên nhân làm tình trạng ùn tắc thêm nghiêm trọng. Vì vậy, khi xảy ra ùn ứ, người tham gia GT nên xếp hàng chờ lực lượng chức năng giải quyết, khuyến cáo không nên vi phạm các quy định về ATGT.

Về các giải pháp, đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt.

Cụ thể, Phòng CSGT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hệ thống loa trên các ngã tư, bố trí lực lượng điều chỉnh
giao thông tại 340 chốt trọng điểm, 25 chốt có bục chỉ huy giao thông.

- Hiện đại hóa Trung tâm điều khiển
giao thông, phối hợp cùng các lực lượng chức năng, CA quận, phường, dân quân tự vệ chỉ huy giao thông phòng ngừa ùn tắc ở các nút trọng điểm.

- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm như đi đường cấm, đi ngược chiều, lên vỉa hè, đỗ dừng sai quy định...

- Phối hợp với cơ quan ngành giao thông, kiến nghị các bất cập trong tổ chức giao thông

- Phối hợp các kênh truyền thông như VOV vào giờ cao điểm cảnh báo người tham gia giao thông về các tuyến đường úng ngập, ùn tắc để chủ động phòng tránh.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 9
Nguyễn Lê Minh Tâm - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Email: mtam77@gmai.com
Việc phụ huynh thường dừng đỗ xe máy, ô tô trước cổng trường để đón con cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ùn tắc giao thông. Tuy nhiên hiện trạng này vẫn đang rất phổ biến? Ban ATGT đã triển khai công tác tuyên truyền giao thông như thế nào?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố:
Tình trạng này cũng là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại các tuyến phố có trường học. Nhận định được tình hình, đầu năm học 2015 -2016, ban ATGT đã ban hành văn bản số 49 ngày 28/8/2015, chỉ đạo các ngành có liên quan đặc biệt là ngành giáo dục, trường học và địa phương có trường học.

Trong văn bản trên, ban ATGT đề nghị các trường điều chỉnh giờ tan lớp. Đây là việc rất quan trọng, bởi một trường thường có rất nhiều học sinh, nếu tan cùng lúc sẽ gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ.

Bên cạnh đó, ban ATGT cũng đưa ra các giải pháp như mỗi trường quy định cụ thể địa điểm đón học sinh, để giảm ùn tắc khi phụ huynh đón con được phép đỗ xe trên vỉa hè, tuyến phố lân cận với nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường có thể mở cổng khác hoặc cho phép phụ huynh vào trong khuôn viên trường đợi đón con.

Ngoài ra, ban ATGT cũng đề nghị sự phối hợp giữa UBND quận, huyện và lực lượng CSGT, dân phòng, giáo viên, học sinh cùng tham gia vận động phụ huynh thực hiện các biện pháp đáp ứng ATGT.
Nhìn trung, tính tới hiện tại, các trường trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện rất tốt các biện pháp do ban ATGT đề ra, hiện tượng ùn tắc cục bộ trước cổng trường đã giảm rõ rệt so với năm học cũ.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 10
Lê Ngọc - Hoàng Mai - Hà Nội. Email: ngocbv@gmail.com
Có thể nói tình trạng giao thông thường ùn tắc, hỗn loạn trong những giờ cao điểm thường là do đường phố Hà Nội có rất nhiều các đường ngang, ngõ nhỏ, ngã hai, ngã ba… các phương tiện rẽ ngang, dọc khi không có sự chỉ dẫn, phân luồng của CSGT vì thế rất hay xảy ra cảnh ùn tắc, hỗn lọan. Phòng CSGT có giải pháp gì để chấm dứt tình trạng này?
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt:
Các câu hỏi BTC đặt ra cũng nằm trong những giải pháp của CSGT. Ngoài tuyên truyền nâng cao hiệu quả của trung tâm đèn, camera giám sát, bố trí lực lượng, CSGT cũng tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý các vi phạm như đỗ xe sai quy định, các vụ va chạm, tai nạn, không chấp hành quy định, lấn đường, vượt đèn đỏ, dẫn đến ùn tắc... Tất cả những hành vi này chúng tôi đều có phương án cụ thể giao đơn vị xử lý nghiêm.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 11

Thượng tá Nguyễn Văn Tòng  - Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 12
Trương Hải Nam - Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Email: tnamhai@gmail.com
Các điểm ùn tắc thường tập trung vào các khung giờ cao điểm như 7h-8h và 17h-18h. Tình trạng này đã diễn ra trong rất nhiều năm trở lại đây nhưng tại sao cho đến hiện tại vẫn chưa thể khắc phục?
Ông Lương Đức Thắng - Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị Sở Giao thông Vận tải:
Các điểm ùn tắc thường tập trung vào giờ cao điểm như 7-8h buổi sáng và 17-18h buổi chiều trong ngày. Chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị tư vấn đánh giá lưu lượng, đo đếm lưu lượng và so sánh với thiết kế các nút, các tuyến đường trọng tâm của thành phố và trên cơ sở đo đếm đấy chúng tôi nhận thấy một số nút tuyến đường của Thủ đô rơi vào tình trạng mãn tải, đặc biệt là giờ cao điểm còn tăng lên đột biến, quá khả năng điều hành của tuyến. Theo tính toán của chúng tôi thậm chí ngay cả khi điều tiết tín hiệu đèn giao thông, cả cầu vượt nhưng vẫn rơi vào tình trạng trên.

Chúng tôi đã xây dựng rất nhiều giải pháp như mở rộng hè, tăng diện tích các nút, tăng khả năng diện tích thông hành, duy trì hệ thống sơn kẻ biển báo để hạn chế tối đa tắc đường tại khu vực nút, lập chu kỳ pha đèn cụ thể trong từng ngày, từng giờ và từng thời điểm của năm.

Theo tính toán, trong tất cả các năm thì tháng 9 thường lưu lượng tăng đột biến nên chúng tôi tập trung duy trì các biện pháp đảm bảo giao thông ở trên, đồng thời thực hiện các biện pháp điều tiết hoạt động của một số loại hình phương tiện tham gia giao thông như taxi, điều chỉnh luồng tuyến và tần suất cho phù hợp.
Nguyễn Văn Trọng - Hà Đông - Hà Nội. Email: trongvan@gmail.com
Hiện tượng thường thấy ở các điểm ùn tắc giao thông là tình trạng ô tô đi lấn sang làn đường của xe máy và ngược lại, thậm chí diễn ra ngay trước mắt lực lượng CSGT nhưng thường được bỏ qua, không tiến hành các chế tài xử phạt mang tính răn đe. Tình trạng này sẽ được giải quyết như thế nào trong thời gian tới ?
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt:
Mục tiêu của CSGT là không để xảy ra ùn tắc, ùn ứ, không đua xe trái phép, không để xảy ra TNGT.

Như chúng ta đã biết, hiện tượng thường thấy tại các điểm ùn tắc là ô tô đi lấn sang làn đường của xe máy, xe máy lấn làn ô tô, hay như chúng ta đã trao đổi, có người đi xe lên cả vỉa hè... Khi xảy ra ùn tắc, mục tiêu của chúng tôi là giải quyết ùn tắc, gỡ các nút ùn tắc.

Đối với những trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ áp dụng chế tài cương quyết xử lý, nghiêm khắc hơn để mọi người đều có ý thức, nhường nhau đi qua nút giao thông phức tạp.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 13
Nguyễn Thị Mai - Phường Đồng Tâm - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Email: nguyenmai@gmail.com
“Mua” thói quen đi xe buýt để người dân từ bỏ phương tiện cá nhân chuyển sang đi phương tiện giao thông công cộng từ đó góp phần giảm UTGT cho TP. Ông có thể cho biết để có được thói quen đi xe buýt của người dân Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã thực hiện những chiến lược, giải pháp gì? 
Ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội:
Tổng Công ty vận tải HN đang chiếm gần 80% thị phần vận tải công cộng của Thủ đô. Trong 10 năm qua, chúng tôi có nhiều giải pháp để “mua” thói quen đi xe buýt của người dân, đặc biệt là người dân Hà Nội.

Hiện nay, số lượng phương tiện gấp đôi lên 1.000 xe đáp ứng trên 400 triệu lượt hành khách mỗi năm. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ tốt nhất người dân. Đó là 3 giải pháp chính của chúng tôi.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 14
Nguyễn Trần Hà - Hoài Đức - Hà Nội. Email: hatran@gmail.com
Đã từ lâu, tuyến đường Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội), nhất là ngã tư Canh, luôn trong tình trạng ùn tắc do có nhiều xe tải chạy qua. Vậy cơ quan chức năng đã có những giải pháp gì để giải quyết vấn nạn ùn tắc nơi đây?
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt:
Đây là tuyến đường quốc lộ từ nội đô xuyên qua Nhổn đi hướng Sơn Tây, là khu vực đô thị hóa rất nhanh.

Trong quá trình nắm tình hình, chủ động có biện pháp, lực lượng CSGT đã xử lý các chuyên đề: Xe chở đất, cát, đi không đúng luồng, tuyến quy định, che chắn không đảm bảo... CSGT Hà Nội đã phối hợp với CA Hoài Đức, Đan Phượng để xử lý.

Sau một thời gian tuyến đường hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng, ý thức của người tham gia giao thông và các phương tiện đi lại thông thoáng, trật tự hơn trước đây.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 15
Nguyễn Hồng Phúc - Huyện Phú Xuyên - Hà Nội. Email: phucnd@gmail.com
Nói đến thị phần thì cũng cần nói đến chất lượng, khi thị phần lớn thì phải củng cố chất lượng. Công tác đào tạo lái xe buýt, thể hiện nét văn minh người Hà Nội đã được Tổng Công ty triển khai như thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội:
Ngay từ khi được tuyển dụng, nhân viên lái xe và phục vụ trên xe đã được kiểm tra theo tiêu chuẩn của Tổng công ty. Sau khi được tuyển dụng, các nhân viên được đào tạo trước khi làm việc. Mỗi năm, Tổng công ty tổ chức đào tạo lại, mỗi năm đào tạo lại 5 ngày/năm/người về nghiệp vụ. Ngoài ra, thường xuyên, kiểm tra đột xuất trên xe để đảm bảo chất lượng.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 16

Ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội trả lời trực tuyến.
Về chất lượng phương tiện phải “sạch trong bóng ngoài” trước khi các phương tiện bắt đầu ngày làm việc. Xe được kiểm tra kỹ thuật hàng ngày trước và sau lưu thông. Hàng năm, Tổng Công ty có tổ chức các cuộc thi lái xe giỏi, cuộc thi bảo dưỡng sửa chữa để nâng cao tay nghề lái xe và công nhân bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng phương tiện và phục vụ của Tổng Công ty.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 17
Nguyễn Thủy An - Minh Khai, HN. Email: thuyanhn@gmail.com
Ngoài việc tham gia tổ chức, điều tiết giao thông, Thanh tra GTVT còn phải tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm như: Xe quá khổ, quá tải; xe đi vào đường cấm, giờ cấm, xâm phạm hành lang ATGT đường bộ. Với lực lượng hiện tại, Thanh tra GTVT có đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ? Nếu được ông có đề xuất tăng quân số để thực thi nhiệm vụ tốt hơn?
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội:
Công tác xử lý các vi phạm như: Xe quá khổ, quá tải; xe đi vào đường cấm, giờ cấm, xâm phạm hành lang ATGT đường bộ chỉ là một trong 6 chuyên đề trọng tâm, trọng điểm của Thanh tra GTVT. Ngoài ra, chúng tôi còn phải thực hiện các chuyên đề về đường thủy, đường sắt, taxi…

Trong 2 năm qua, được sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của các cơ quan chức năng từ T.Ư và TP Hà Nội như sửa đổi các văn bản pháp quy phù hợp với thực tiễn như phương án xử lý vi phạm đã có tính răn đe hơn. Vì thế, Thanh tra Sở GTVT đã hoàn thành được khối lượng rất lớn trong thực hiện chuyên đề xử lý xe quá khổ, quá tải.

Tính đến tháng hết tháng 8, tổng số vụ được thanh kiểm tra là 22.00602 trường hợp; Phạt tiền trên 41 tỷ đồng; tước GPLX 3.113 trường hợp; tạm giữ 536 phương tiện.
Trần Văn Chính - Hoàng Mai - Hà Nội. Email: tranchinh@gmail.com
TP Hà Nội đã triển khai những giải pháp gì nhằm tuyên truyền trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, kiểm soát tải trọng trên địa bàn Thành phố?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố:
Từ đầu năm, TP Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch tuyên truyền về đảm bảo ATGT, trong đó có quy định các ngành, các cấp, địa phương cùng vào cuộc. Có thể kể đến như hệ thống loa tuyên truyền được lắp đặt tại các điểm nút giao thông. Đây là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả và đang được các địa phương học tập.
Việc tuyên truyền trong trường học cũng rất được chú trọng nhằm giúp học sinh, sinh viên có ý thức ATGT ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Về hình thức tuyên truyền cũng được đa dạng hóa. Từ năm 2012 đến nay, ngoài tuyên truyền miệng thông qua các hội nghị, tập huấn, Ban ATGT đã xây dựng nhiều chuyên đề cho từng đối tượng. Với người dân ở các khu dân cư, việc áp dụng hình thức tuyên truyền sân khấu đã mang lại hiệu quả cao. Với tài xế trong ngành vận tải hàng hóa được tổ chức tập huấn thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức lái xe.

Bên cạnh đó, báo chí, đặc biệt là báo Kinh tế và Đô thị cũng góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền ATGT. Giao lưu trực tuyến cũng là một cách phổ biến rất tốt tới người dân về hiện trọng giao thông cũng như gia tăng ý thức của người tham gia giao thông. Mong rằng trong thời gian tới, báo chí sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp đẩy mạnh tuyên truyên giao thông hơn nữa tới mọi người dân.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 18
Nguyễn Văn Thái - Đống Đa - Hà Nội. Email: vanthai77@gmail.com
Xin ông cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra bao nhiêu vụ TNGT?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố:
Tính đến hết ngày 10/9/2015, TP đã xảy ra 1.330 vụ tại nạn giao thông, 476 người chết, 1.091 người bị thương. So với cùng kỳ 2014 đã giảm 164 vụ (10,9%) về số vụ ta nạn giao thông, giảm 14 người chết (2,86%) và giảm 294 người bị thương (2,12%).
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 19
Lê Thùy Dương - Gia Lâm - Hà Nội. Email: thuyduong78@gmail.com
Việc cấm taxi trong giờ cao điểm, hoặc chỉ cho đi 1 chiều trên 1 vài tuyến phố đang mang lại hiệu quả tích cực về giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Trong thời gian tới, mô hình này có được triển khai rộng hơn không? Nếu có thì những tuyến phố nào sẽ được áp dụng?
Ông Lương Đức Thắng - Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị Sở Giao thông Vận tải:
Việc hạn hế taxi trong giờ cao điểm tại một số tuyến phố đã mang lại một số kết quả khả quan, tích cực. Để hạn chế taxi, chúng tôi đã tiến hành cấm trên một số tuyến phố có các công trình thi công trọng điểm có công trình rào chắn ảnh hưởng đến khả năng lưu thông giao thông như: Láng, Xuân Thủy - Cầu Giấy, Trường Chinh.

Trong thời gian tới, căn cứ vào lưu lượng giao thông, tình hình trật tự an toàn giao thông thực tế, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất phương án hạn chế taxi hoạt động trên một số tuyến phố như: Khâm Thiên, Phủ Doãn (khu vực cổng BV Việt Đức), đường La Thành (khu vực cổng bệnh viện Nhi TƯ, BV Phụ sản) và tương lai sắp tới để tính toán cụ thể, đưa vào tuyến xe bus BRT chúng tôi sẽ thực hiện xây dựng phương án cụ thể để phát huy hiệu quả của tuyến BRT sau khi sử dụng.

Tuyến xe bus BRT Kim Mã - Yên Nghĩa dự kiến sẽ được thực hiện cuối năm 2016 và chúng tôi xác định vận tải công cộng là tương lai của giao thông, tương lai của Hà Nội và chúng ta sẽ có nhiều loại hình vận tải công cộng khác ngoài xe bus. Và rõ ràng là nhu cầu sử dụng mặt đường, mặt cắt đường cần được điều chỉnh cho phù hợp với phương tiện giao thông đó.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 20
Nguyễn Thanh Bình - Đan Phượng - Hà Nội. Email: binhma@gmail.com
Hàng ngày, ở các huyện ngoại thành, có rất nhiều xe (xe thồ) cồng kềnh chở rau, củ, quả… vào  nội thành để bán. Những chiếc xe này đã gây cản trở giao thông vì chở hàng quá cao so với quy định hay quá cồng kềnh, chiếm diện tích. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Tòng - Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt:
Như chúng ta đã biết, khu vực nội thành tập trung nhiều tòa nhà cao tầng, Nhân dân trong nội thành lớn, việc cung cấp thực phẩm chủ yếu từ ngoại thành mang vào. Theo thói quen, người dân ngoại thành thường dùng xe thồ để chở rau, củ quả vào TP.

Nhiều người tham gia giao thông đã chở thực phẩm với các túi, bao chất lên xe máy. Thậm chí có nhiều trường hợp vợ chồng đèo nhau bên cạnh là những bó rau được buộc, chằng,... Từ 2-3 giờ sáng, họ đã bắt đầu qua các cửa ô vào nội thành.

Qua quá trình nắm tình hình, CSGT đã có các chuyên đề xử lý nghiêm, tình hình đã có chuyển biến, trật tự giao thông đã bước đầu trật tự hơn. Hiện tượng xe chở cồng kềnh, nghêng ngang đi vào giờ cao điểm đã hạn chế hơn.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 21Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 22
Thái Ngọc Tuấn - Cầu Giấy - Hà Nội. Email: thaituan67@gmail.com
Tôi nhận thấy, một trong những nguyên nhân gây ùn tắc trong giao thông tại Hà Nội hiện nay là xe bus. Vào giờ cao điểm, các tuyến đường La Thành, Kim Liên chỉ cần 1 chiếc xe bus lưu thông là tắc cứng. Vậy không biết các sở, ngành có chính sách cân bằng giữa các phương tiện giao thông công cộng và cá nhân để vừa đảm bảo nhu cầu đi lại, vừa tránh được tắc đường không?
Ông Lương Đức Thắng - Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị Sở Giao thông Vận tải:
Tuyến xe bus BRT Kim Mã - Yên Nghĩa dự kiến sẽ được thực hiện cuối năm 2016 và chúng tôi xác định vận tải công cộng là tương lai của giao thông, tương lai của Hà Nội và chúng ta sẽ có nhiều loại hình vận tải công cộng khác ngoài xe bus. Và rõ ràng là nhu cầu sử dụng mặt đường, mặt cắt đường cần được điều chỉnh cho phù hợp với phương tiện giao thông đó.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 23
Ông Lương Đức Thắng - Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang tham gia giao lưu trực tuyến.
Chúng tôi thống kê có khoảng 30% điểm dừng đỗ của xe bus trong khu vực nội thành (đặc biệt trong giờ cao điểm) bị vi phạm trên lòng đường và chúng tôi thường xuyên phối hợp với lực lượng thanh tra giao thông để xử lý. Việc dừng đỗ đón trả khách tại các vị trí điểm dừng bị lấn chiếm một phần lòng đường khiến cho người dân có cảm giác nguyên nhân gây ùn tắc giao thông là xe bus.
Dương Thanh Tâm - Cầu Giấy, HN. Email: thtamhn@gmail.com
Tình trạng xe quá khổ, quá tải trên các tuyến đường ngoại thành thời gian qua đã giảm đáng kể. Sắp tới, Thanh tra GTVT có những biện pháp/kế hoạch nào để xử lý dứt điểm những vi phạm nêu trên?
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội:
Thực tế trong thời gian vừa qua, chúng ta đã thực hiện rất nghiêm túc quy định hạn chế xe tải vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm do Thanh tra Sở GTVT và các lực lượng chức năng đã tổ chức khá tốt chuyên đề về xe quá khổ, quá tải.

Tuy nhiên, đúng như độc giả phản ánh, vẫn còn một số xe quá khổ, quá tải cố tình vi phạm. Nếu chúng tôi nắm được thông tin sẽ thực hiện xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, đảm bảo tốt ATGT, đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh môi trường trên địa bàn TP Hà Nội.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 24
An Gia Linh - Ba Đình - Hà Nội. Email: linhpv@gmail.com
Một thời gian trước, tôi có được biết về kế hoạch gắn camera để phạt nguội các hành vi vi phạm. Vậy hiện nay việc xử lý đã được thực hiện đến đâu? Có hiệu quả không vì tôi nhận thấy ở các ngã tư tình hình vượt đèn đỏ vẫn xảy ra khá nhiều? 
Ông Nguyễn Văn Tòng - Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt:
Trung tâm đèn chỉ huy giao thông mới được nâng cấp, trang bị 450 camera lắp đặt trên các tuyến phố, sau 1 thời gian tuyên truyền đã đi vào xử lỷ qua hình ảnh. Mỗi ngày làm điểm trên 1 số tuyến phố, có những ngày phạt từ 30-40 trường hợp vượt đèn đỏ. Trong một thời gian dài, các trường hợp bị xử phạt đều “tâm phục khẩu phục”, ý thức đã được nâng lên, vì có sự giám sát thường xuyên.

Thời gian sắp tới sẽ tiếp tục lắp đặt  hoàn thiện, đưa đủ 450 camera quan sát theo dõi các trường hợp vi phạm để xử lý. 
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 25
Vũ Thị Hà Thu - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Email: hathupt88@gmail.com
Ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế, tình trạng lấn chiếm vỉa hè kinh doanh buôn bán vẫn chưa được xử lý triệt để. Khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông đang có dấu hiệu "nóng" trở lại trong thời gian gần đây? 
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố:
Về vấn đề này, ngay từ đầu năm 2015, Ban ATGT đã đề nghị các địa phương nhắc nhở những hộ kinh doanh cá thể về tình trạng buôn bán trên vỉa hè. Có nhiều tuyến phố chính quyền thực hiện tốt công tác nhắc nhở, xử phạt khiến vỉa hè thông thoáng hơn. Tuy nhiên cũng một số nơi do công tác trên chưa được triển khai tích cực nên tình trạng buôn bán tràn lan trên vỉa hè vẫn xảy ra.

Nhằm thực hiện năm trật tự ATGT 2015, TP đã giao các địa phương, địa phương giao đến tổ dân phố nhằm triển khai rất tích cực những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng kinh doanh lấn chiếm vỉa hè.

Tiêu biểu như tình trạng chợ cóc, chợ tạm, mặc dù đã có các biện pháp quyết liệt nhưng tới giờ cao điểm lại phình ra. Chính vì vậy TP đã có yêu cầu phải cương quyết ổn định lại các mô hình chợ cóc, chợ tạm này.

Tuy nhiên, phải nói rằng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã được giảm thiểu đáng kể trong năm 2015. Tiêu biểu là các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Đống Đa đang áp dụng hình thức nếu xe của khách không đủ chỗ để ngoài vỉa hè, các cửa hàng sẽ đưa xe vào trong nhà. Việc này đã khiến tình trạng ùn tắc có nguyên nhân bắt nguồn từ việc lấn chiếm vỉa hè đã không còn tái diễn ở khu vực trên.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 26
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố trả lời trực tuyến.
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 27
Phan Hữu Hiển - Ba Vì - Hà Nội. Email: hienphan@gmail.com
Hiện luật giao thông đã có hình phạt gì đối với các lỗi gây ra ùn tắc giao thông? Như đỗ xe không đúng quy định, ngoài phạt hành chính cho hành vi đỗ xe sai quy định, nếu như xe này gây ra ùn tắc thì có phải chịu trách nhiệm nào khác nữa không?
Ông Nguyễn Văn Tòng - Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt:
Được biết, các lỗi gây ra ùn tắc, tai nạn giao thông, tương ứng với hành vi vi
Giao lưu trực tuyến: “Các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông” - Ảnh 28
TAG: