Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giới chuyên gia hoài nghi hiệu quả chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Kinhtedothi - Mặc dù Tổng thống Donald Trump kỳ vọng chính sách thuế quan sẽ thúc đẩy sự phục hồi ngành sản xuất tại Mỹ, nhưng các chuyên gia lại cho rằng thực tế không đơn giản như vậy, do nhiều yếu tố phức tạp cũng như rủi ro cần được xem xét kỹ lưỡng.

Ngày thứ Tư, Tổng thống Trump công bố gói thuế quan toàn diện, áp mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, ông còn áp dụng mức thuế cao hơn đối với một số quốc gia và vùng lãnh thổ, cụ thể: Trung Quốc 34%, Liên minh châu Âu 20% và Đài Loan (Trung Quốc) lên tới 46%.

Tổng thống Trump khẳng định thuế quan sẽ giúp khôi phục việc làm và nhà máy tại Mỹ, thúc đẩy công nghiệp nội địa, mở rộng xuất khẩu và xóa bỏ rào cản thương mại. Ông cho rằng sản xuất tăng sẽ mang lại giá cả cạnh tranh hơn cho người tiêu dùng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Nhà Trắng

Harry Moser, Chủ tịch tổ chức Reshoring Initiative, cho biết Mỹ đã mất khoảng 6 triệu việc làm trong vài thập kỷ do các công ty chuyển sản xuất ra nước ngoài để tiết kiệm chi phí. Ông nhận định thuế quan là bước khởi đầu tích cực, nhưng cần đi kèm các biện pháp bổ trợ như điều chỉnh tỷ giá đồng USD và đầu tư vào đào tạo lực lượng lao động.

Moser nhận định mức thuế thấp hơn sẽ dễ được chấp nhận và vẫn đủ để khuyến khích các doanh nghiệp đưa sản xuất trở lại Mỹ và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Ông hy vọng các biện pháp quyết liệt ban đầu của Tổng thống Trump sẽ mở ra cơ hội cho các cuộc đàm phán thương mại.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc đưa sản xuất trở lại Mỹ vẫn gặp nhiều rào cản. Edward Mills, nhà phân tích tại Raymond James, nhận định các doanh nghiệp sẽ thận trọng do chính sách thuế quan thiếu ổn định và quá trình xây dựng công suất công nghiệp kéo dài. Nếu thiếu sự rõ ràng và nhất quán trong chính sách dài hạn, các khoản đầu tư lớn sẽ khó được triển khai.

Panos Kouvelis, giáo sư tại Đại học Washington ở St. Louis, cho rằng thuế quan năm 2018 dưới thời Tổng thống Trump chưa mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc đưa sản xuất trở lại Mỹ. Thay vào đó, chúng khiến các nhà sản xuất trong nước chịu thêm áp lực do chi phí nguyên liệu tăng cao. Ông cũng lưu ý  tác động lên hàng hóa thành phẩm phụ thuộc vào nhu cầu từng ngành.

Trong khi đó, Christopher Tang, giáo sư tại Trường Quản lý Anderson (UCLA), nhận xét các sắc thuế mới chủ yếu được ban hành thông qua sắc lệnh hành pháp của Tổng thống, không thông qua Quốc hội, nên tiềm ẩn nhiều bất ổn và thiếu tính bền vững về mặt chính sách.

Manish Kabra, trưởng phòng chiến lược vốn cổ phần Mỹ tại Societe Generale, cho biết niềm tin doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng, đặc biệt trong bối cảnh chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 3 rơi xuống mức thấp nhất trong 12 năm.

"Nếu không giải quyết được cuộc khủng hoảng niềm tin, các khoản đầu tư tiềm năng sẽ bị trì hoãn" - ông nói.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ chưa đủ điều kiện để đón nhận làn sóng hồi hương sản xuất quy mô lớn. Giáo sư Christopher Tang nhận định Mỹ hiện thiếu cơ sở hạ tầng, nguồn lao động và cả sự sẵn sàng của người dân cho công việc tại nhà máy. Ông cảnh báo: “Nếu đẩy nhanh quá trình này một cách vội vàng, rủi ro sẽ rất lớn.”

Moser nhấn mạnh cần đầu tư vào đào tạo kỹ năng cho lao động. "Chương trình thuế quan sẽ thất bại nếu không có cam kết xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao,” ông nói.

Chris Snyder, chuyên gia tại Morgan Stanley, nhận định thuế quan là yếu tố thúc đẩy tích cực cho xu hướng hồi hương sản xuất, nhưng không kỳ vọng sẽ có làn sóng đầu tư lớn trong ngắn hạn. Theo ông, các ngành có kế hoạch mở rộng như thiết bị công nghiệp và chất bán dẫn sẽ là những lĩnh vực chính có khả năng quay trở lại Mỹ trước tiên.

Theo ông Kabra, từ sau cuộc bầu cử, các công ty đã công bố khoản đầu tư trị giá 1,4 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 200.000 việc làm. Hyundai đứng đầu danh sách với khoản đầu tư 21 tỷ USD, bao gồm nhà máy trị giá 5,8 tỷ USD tại Louisiana.

Ngành ô tô được đánh giá là một trong những lĩnh vực có khả năng hồi hương mạnh mẽ nhất sau khi ông Trump áp thuế 25% lên xe nhập khẩu. Tuy nhiên, theo giáo sư Kouvelis, các hãng sản xuất xe chạy bằng xăng gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng nên ít động lực di chuyển. Ngược lại, xe điện – với cấu trúc đơn giản và ít linh kiện hơn – có khả năng cao hơn để chuyển dịch về Mỹ.

Đọc thêm: Châu Âu rúng động: gói thuế của ông Trump khiến “kẻ khóc người cười”

Snyder cũng cho rằng xe điện, chất bán dẫn và thiết bị điện tử là các lĩnh vực giàu tiềm năng. Ngành bán dẫn nhận được hỗ trợ lớn từ Đạo luật CHIPS năm 2022, thúc đẩy xây dựng nhà máy tại Mỹ.

Tang cho biết ngành dược phẩm cũng có thể hồi hương một phần chuỗi cung ứng, đặc biệt là khâu sản xuất và đóng gói, nếu Mỹ áp dụng thuế hợp lý. Tuy nhiên, vẫn cần chính sách thuế phù hợp cho toàn bộ chuỗi để đảm bảo hiệu quả.

Một số công ty như Eli Lilly và Johnson & Johnson đã mở rộng đầu tư tại Mỹ từ trước khi Trump nhậm chức. Nếu chính sách được duy trì lâu dài và nhất quán, các chuyên gia tin rằng xu hướng hồi hương sản xuất sẽ gia tăng, tạo động lực mới cho nền kinh tế Mỹ.

 Thêm góc nhìn về chính sách thuế gây “sốc” của Mỹ

 Thêm góc nhìn về chính sách thuế gây “sốc” của Mỹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson

06 Apr, 09:35 PM

Kinhtedothi - Chiều ngày 06/4/2025 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.

Chủ tịch Quốc hội gặp lãnh đạo các nước Nga, Ấn Độ và Lào

Chủ tịch Quốc hội gặp lãnh đạo các nước Nga, Ấn Độ và Lào

06 Apr, 09:05 PM

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150) diễn ra tại Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có chuỗi hoạt động đối ngoại song phương quan trọng với lãnh đạo cấp cao các nước Nga, Ấn Độ và Lào.

Béo phì đang tăng nhanh tại Trung Quốc

Béo phì đang tăng nhanh tại Trung Quốc

06 Apr, 03:14 PM

Kinhtedothi - Từng là một quốc gia trải qua nạn đói nghiêm trọng cách đây khoảng 7 thập kỷ, Trung Quốc hiện nay lại đứng trước một cuộc khủng hoảng sức khỏe hoàn toàn trái ngược: tình trạng béo phì lan rộng trong cộng đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ