Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ “thẻ vàng” IUU, khôi phục uy tín thủy sản Việt

Kinhtedothi – Nếu gỡ được “thẻ vàng” IUU (chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định), thuỷ sản Việt Nam sẽ lấy lại được uy tín trên thị trường quốc tế; đồng thời là bước tiến quan trọng trong cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và phát triển bền vững.

Rào cản tăng trưởng xuất khẩu

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,31 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang 10 thị trường lớn nhất đạt 1,78 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 77% tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới.

Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh minh hoạ

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 464 triệu USD trong quý I/2025, tương ứng tăng 74% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 371 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong số các sản phẩm thuỷ sản chính xuất khẩu có nhuyễn thể có vỏ tăng mạnh nhất (115%), tiếp đến là tôm (35,7%), mực và bạch tuộc (20,5%), cá tra và cá ngừ tăng nhẹ (lần lượt là 13% và 3,6%).

Bên cạnh tín hiệu lạc quan, thuỷ sản Việt Nam vẫn vướng cảnh báo “thẻ vàng” IUU, đang là cản trở lớn để xuất khẩu thủy sản tăng trưởng bền vững. Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Trần Đình Luân cho hay, kể từ khi Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam, giá trị xuất khẩu vào thị trường EU sụt giảm bình quân 6 - 10%/năm. Trước kia, EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam (chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản), đã tụt xuống vị trí thứ 4 (sau Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ).

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Năm 2024, ngành thủy sản xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Song, thách thức lớn nhất đối với thủy sản Việt Nam vẫn là chất lượng và cảnh báo “thẻ vàng” IUU từ EC.

Phấn đấu gỡ “thẻ vàng” trong quý IV/2025

Để chủ động tháo gỡ “thẻ vàng” IUU cho thủy sản Việt Nam, những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp các địa phương kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác theo yêu cầu từ thị trường thế giới.

Tuyên truyền về khai thác thuỷ sản hợp pháp tới chủ tàu cá và ngư dân tại tỉnh Bình Thuận.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, trong đợt kiểm tra lần thứ 4 của Đoàn Thanh tra EC vào tháng 10/2023, kết quả triển khai công tác chống khai thác IUU có sự tiến bộ so với trước nhưng chưa giải quyết dứt điểm tồn tại, hạn chế nên chưa thể gỡ được cảnh báo “thẻ vàng”.

Do đó, Bộ chỉ đạo Cục Thủy sản và Kiểm Ngư tiếp tục kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc và xác nhận cam kết chống khai thác bất hợp pháp, phát triển thủy sản đạt chứng nhận quốc tế. Đối với lĩnh vực hải sản, cần tổ chức lại sản xuất nuôi biển, hướng dẫn ngư dân chuyển đổi nghề từ khai thác ven bờ sang nuôi trồng hải sản và rong biển; theo dõi, hướng dẫn, xử lý về chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác và quản lý, kiểm tra tàu cá tại cảng của các địa phương, bảo đảm tuân thủ các quy định về IUU.

“Đặc biệt, tăng cường kiểm soát tàu cá rời cảng và về cảng; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý tàu cá tại các địa phương. Tại các cảng cá, phải giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ, thu nhật ký, báo cáo khai thác và xác nhận nguồn gốc thủy sản. Mục tiêu phải gỡ được “thẻ vàng” trong quý IV/2024” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Đối với các địa phương (các tỉnh có biển) cần tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực thi pháp luật, xử lý triệt để hành vi vi phạm. Kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng xuất khẩu; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát...

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Ngày 23/10/2017, EC thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo thẻ phạt (thẻ vàng) với sản phẩm thuỷ sản khai thác xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước thuộc EU. Điều này cũng đồng nghĩa thuỷ sản của Việt Nam xuất sang thị trường EU bị kiểm soát 100%, thay vì kiểm tra xác suất. Hiệu ứng từ thị trường này cũng tác động rất lớn đến các thị trường khác, dẫn đến những rào cản nhất định đối với thuỷ sản Việt Nam.

Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

Phân tán rủi ro, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Phân tán rủi ro, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trấn Thổ Tang: nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội

Thị trấn Thổ Tang: nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội

22 Apr, 03:42 PM

Kinhtedothi - Với sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng uỷ, sự giám sát chặt chẽ của HĐND, tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 của thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục duy trì phát triển ổn định, tình hình an ninh trật tự được tăng cường, an toàn xã hội đảm bảo.

Tỷ giá USD hôm nay 22/4: thị trường tự do đảo chiều tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 22/4: thị trường tự do đảo chiều tăng mạnh

22 Apr, 07:47 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 22/4, thị trường tự do đảo chiều tăng mạnh so với phiên trước, bất chấp thị trường quốc tế giảm mạnh. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại lại ngược chiều giảm mạnh giá mua - bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.907 đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ