Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gốm sứ xây dựng - cung vượt cầu

Kinhtedothi - Sản xuất, tiêu thụ, thị trường xuất nhập khẩu, tồn kho, thiếu hụt lao động... là những khó khăn, vướng mắc mà các DN ngành gốm sứ xây dựng đang đối mặt.

Tồn kho lớn

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng, dầu, than liên tục được điều chỉnh tăng, nguyên liệu đầu vào của gốm sứ xây dựng cũng tăng đột biến. Những việc này đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Khách hàng lựa chọn mẫu gạch tại cửa hàng VLXD trên đường Nguyễn Văn Huyên. Ảnh: Thành Luân

Bên cạnh đó, Nghị quyết 11 của Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại ưu tiên tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kiểm soát chặt tín dụng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT, trái phiếu DN, mà ngành gốm sứ xây dựng gắn liền với thị trường bất động sản, do đó bị ảnh hưởng không nhỏ.

Để góp phần bù đắp thua lỗ, từ cuối năm 2021, các DN toàn ngành gốm sứ xây dựng đã đồng loạt tăng giá từ 3 - 15% với tất cả sản phẩm đang sản xuất và tiêu thụ ở các công ty. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, các loại giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất lại tiếp tục tăng giá, có loại tăng tới 20 – 30%, thị trường bất động sản suy yếu nên sản phẩm gốm sứ xây dựng vẫn ứ đọng, đẩy lượng tồn kho tăng cao.

Đại diện Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA) thông tin, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong năm 2021, ngành gạch ốp lát gặp nhiều khó khăn, sản xuất chỉ đạt khoảng 50 - 55% tổng công suất lắp đặt. Sản lượng gạch ốp lát đạt khoảng 350 - 370 triệu mét vuông, trong đó gạch kích thước 50 x 50cm trở lên chiếm trên 50%. Gạch cotto và gạch lát đất sét nung đạt 28 - 30 triệu mét vuông. Với sản phẩm gạch cotto ceramic, sản lượng sản xuất của loại vật liệu này là 7,5 - 8 triệu mét vuông.

Lượng tồn kho năm 2021 với gạch ốp lát khoảng 80 triệu mét vuông, cũng vì do dịch bệnh và giãn cách xã hội. Các sản phẩm khác cũng tồn kho từ 15 – 20%. "Từ nay đến cuối năm phải tiêu thụ hết lượng tồn kho này để đón lượng tồn kho mới của năm 2022. Nếu lượng tồn kho cũ không giải tỏa được thì ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm là không tránh khỏi do tồn kho càng để lâu càng tụt giá" - đại diện VIBCA cho hay.

Áp lực lên DN, các chủ cửa hàng

Tổng Giám đốc Công ty sứ Ceravi Phạm Thị Tùng Điệp chia sẻ, khó khăn DN đang đối mặt như giá nhiên liệu than tăng, vấn đề lao động thiếu do đặc thù ngành gốm sứ nặng nhọc khó thu hút, thiếu nguồn cung đất sét cũng như chi phí nguyên liệu tăng cao.

"Công ty đã tăng giá lần 3 để cân bằng chi phí nhưng tiêu thụ kém, tồn kho tới 3 tháng sản xuất trong khi đó xuất khẩu gặp khó do giá bán thấp. Bên cạnh đó còn có sự tranh bán giữa các nhà sản xuất trong nước dẫn đến bị ép giá xuất khẩu thấp hơn" - bà Phạm Thị Tùng Điệp cho biết.

Trong khi đó, nhiều DN cũng bổ sung thêm, giá than đã tăng gấp đôi so với thời kỳ đầu năm và dự báo tiếp tục tăng, thị trường gạch ốp lát cung vượt cầu buộc các nhà sản xuất phải cạnh tranh nhau về giá, nhiều DN không mạnh vốn lưu thông phải tìm cách giảm giá đẩy hàng để giải quyết bài toán tài chính và hàng tồn kho.

Trong khi đó, các đại lý hạn chế nhập hàng mới, do sức mua giảm mạnh bởi giá nguyên vật liệu tăng "sốc" từ đầu năm dẫn tới nhiều dự án, nhà ở người dân đều dừng lại, lượng tiêu thụ giảm. Theo ông Huy, chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) trên đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy), hiện nay tồn kho của cửa hàng chỉ vừa đủ để đáp ứng cho những đơn hàng đã đặt trước.

"Nhiều dự án, nhà của người dân trước tình trạng "bão giá" VLXD đã tạm thời dừng hoặc giãn tiến độ, chưa thi công nên lượng tồn kho của chúng tôi chỉ để lại những đơn hàng đó. Tôi không dám nhập mới do từ đầu năm đến nay giá các loại gạch ốp lát, gốm sứ xây dựng tăng 3 lần" - ông Huy nói.

Khi được hỏi về dự báo giá thị trường VLXD trong đó có ngành ốp lát vào mùa cao điểm xây dựng cuối năm, đại diện các đại lý đều "lắc đầu" khi cho rằng, trước diễn biến của thế giới như xung đột Nga - Ukraine hay dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc, sự đóng băng của thị trường bất động sản và những khó khăn trong lĩnh vực xây dựng, việc giá cả các loại VLXD tăng hay giảm đều không thể báo trước.

Anh Trần Trung Đức, chủ một đại lý kinh doanh VLXD tại Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Hàng hóa tăng giá bán nên dù nguồn cung dồi dào nhưng cũng không tạo được sự hào hứng cho khách hàng. Người muốn mua thì không có tiền. Người có tiền thì có tâm lý phòng thủ, đợi thị trường xuống nữa”.

 

Theo VIBCA, tiêu thụ các sản phẩm gốm sứ xây dựng tại thị trường nội địa là chủ yếu, với khoảng 65 - 70%. Riêng đối với mặt hàng gạch ốp lát đã cung cấp ra thị trường khoảng 286 - 300 triệu mét vuông trong năm 2021.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Phát triển Khu dân cư Xương Huân - Vạn Thạnh theo hướng đô thị ven biển hiện đại

Phát triển Khu dân cư Xương Huân - Vạn Thạnh theo hướng đô thị ven biển hiện đại

02 Jul, 10:46 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư các phường Xương Huân - Vạn Thạnh nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị ven biển, tạo quỹ đất phục vụ dân sinh, thương mại, dịch vụ và du lịch với các công trình từ 33 - 40 tầng.

Tạo động lực tăng trưởng

Tạo động lực tăng trưởng

02 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội là dự án trọng điểm của Thủ đô với kỳ vọng tạo động lực để Hà Nội thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ sinh học. Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 2788/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ