Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Google đối mặt với bản án vi phạm luật độc quyền

Kinhtedothi - Bộ Tư pháp Mỹ sẽ công bố các biện pháp nhằm khôi phục sự cạnh tranh thị trường vào tháng 12, sau khi một thẩm phán kết luận rằng Alphabet, công ty mẹ của Google, đã vi phạm luật độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, theo lời các công tố viên hôm 6/9.
Trụ sở Google tại California, Mỹ. Ảnh: Manuel Orbegozo  

Các công tố viên chưa công bố chi tiết biện pháp khắc phục.

Luật sư của Bộ Tư pháp, David Dahlquist, cho biết họ sẽ cần một biện pháp toàn diện, đồng thời xem xét kế hoạch của Google trong việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào công cụ tìm kiếm.

Kể từ khi vụ kiện được đệ trình, Google đã đổi tên sản phẩm AI Bard thành Gemini, Dahlquist cho biết. "Họ còn đang nghĩ đến điều gì khác nữa? Còn điều gì nằm ngoài kế hoạch hiện tại?" ông nói tại phiên tòa.

Các công tố viên có thể yêu cầu Google thoái vốn một số đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như hệ điều hành di động Android, hoặc chấm dứt các khoản thanh toán hàng tỷ đô la hàng năm cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh và các đối tác khác với mục đích cài đặt công cụ tìm kiếm của Google là mặc định trên các thiết bị và trình duyệt.

Luật sư của Google, John Schmidtlein, cho biết tại phiên tòa rằng công ty cần một đề xuất chi tiết từ các công tố viên và sẽ có khả năng tìm kiếm thông tin tham chiếu từ Microsoft và OpenAI để chuẩn bị phản biện về vấn đề tìm kiếm bằng AI.

Google đã cho biết họ sẽ kháng cáo phán quyết của thẩm phán.

Thẩm phán Amit Mehta hé lộ ông có thể tổ chức một phiên tòa vào mùa Xuân năm sau và dự kiến đưa ra kết luận vào tháng 8 năm 2025.

Google DeepMind tạo ra robot có thể chơi thể thao thắng con người

Google DeepMind tạo ra robot có thể chơi thể thao thắng con người

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Harvard bị cắt quyền bảo trợ thị thực, 7.000 sinh viên quốc tế có thể bị trục xuất

Harvard bị cắt quyền bảo trợ thị thực, 7.000 sinh viên quốc tế có thể bị trục xuất

23 May, 03:27 PM

Kinhtedothi - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho sinh viên quốc tế. Dù vẫn đang theo học và có thị thực còn hiệu lực, hàng nghìn sinh viên có thể rơi vào tình trạng cư trú không hợp pháp nếu hồ sơ không được cập nhật đúng quy định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ