Thành viên hội đồng phải chuyên sâu
Thưa ông, câu chuyện GS Nguyễn Đức Tồn bị tố “đạo văn” vẫn đang làm nóng dư luận. Trước đó, nhiều ứng viên GS, PGS cũng bị cho là sao chép luận án, luận văn của người khác đã bị dừng xem xét. Ông có ý kiến gì về việc này?
-“Đạo văn” xảy ra trong một số trường hợp cụ thể. Những người học vấn yếu, không nỗ lực học tập, nhưng lại muốn có luận án hay, bảo vệ được. Thế nhưng, HĐCDGSN lại không để ý chuyện ứng viên có đạo văn hay không và người đời cũng chẳng đọc những luận án này. Chỉ khi có ai đó làm luận án mới quan tâm, nghiên cứu, tham khảo thì phát hiện ra.
Tôi nghĩ, người hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án có thể biết, nhưng đã cho qua. Trường hợp thứ hai, “đạo văn” là có người viết sách để đủ điều kiện xét công nhận GS, PGS, nhưng lại không đủ trình độ hoặc lười. Họ lấy tài liệu của người khác rồi biến tấu lại, thậm chí lấy nguyên văn. Và một loại nữa là người muốn có chức quyền “đạo văn” để thăng tiến sự nghiệp. Cái xấu nhất của “đạo văn” là ăn cắp, dùng sản phẩm của người khác, như thế là vi phạm bản quyền, rất cần mang ra phê phán và xét xử. Ngoài việc hủy bỏ chức danh GS, PGS, người “đạo văn” không được đảm nhiệm chức vụ đang giữ, kể cả việc đào tạo.Theo ông, muốn chống “đạo văn” cần phải làm gì?- Tôi nghĩ, để chống được thói xấu này, các thành viên trong hội đồng xem xét ứng viên GS, PGS phải hết sức chuyên sâu. Nhưng, thực tế, do thiếu những chuyên gia đầu ngành, rất khó có thể biết ứng viên có “đạo văn” hay không. Tôi không đồng tình với Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành (HĐCDGSLN) hiện nay bao gồm thành viên nhiều ngành khác nhau nên không thể đánh giá ứng viên một cách chuẩn xác. Chẳng hạn, ông chuyên về giáo dục không thể đánh giá, thẩm định được công trình của ứng viên ngành tâm lý học và ngược lại. Đây chính là kẽ hở để người ta “đạo văn”.
Để chấm dứt tình trạng này, nên tổ chức lại HĐCDGSLN chuyên nghiệp, chuyên sâu hơn. Việc này không hề khó. Nếu ngành nào đó thiếu GS đầu ngành thì mình mời người nước ngoài đến ngồi hội đồng hoặc thương lượng gửi công trình sang cho họ đánh giá, nhận xét.Nhưng, điều quan trọng để chống “đạo văn”, ngay từ bậc học phổ thông, học sinh phải được dạy trung thực, không quay cóp và gian lận trong thi kiểm tra, thi cử. Nếu phát hiệ, phải xử lý nghiêm minh, làm triệt để.
Lễ bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trường Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Khương |
Thành viên trong các hội đồng xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ngoài những yêu cầu về chuyên môn thì phải giỏi ngoại ngữ. Và, phải đảm bảo có hội đồng kiểm tra chất lượng ngoại ngữ cho từng người, nếu đạt yêu cầu thì mới được tham gia vào hội đồng. Thực tế hiện nay, có những thành viên không sử dụng được ngoại ngữ nhưng vẫn được ngồi hội đồng để xét duyệt thẩm định, điều này thật vô lý. Về phía các hội đồng cũng phải được cấu tạo lại cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.Có những ý kiến cho rằng, nên giao việc xét và công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS về cho các nhà trường thực hiện?- Nếu làm như thế thì chất lượng GS, PGS càng yếu hơn, dẫn đến tình trạng ô hợp GS của trường này thua xa GS của trường khác. Ví dụ, ông ở trường này chỉ xứng đáng làm PGS nhưng sang trường khác lại được phong GS. Theo tôi, vẫn nên duy trì HĐCDGSN và HĐCDGSLN nhưng phải chuyên sâu. Chẳng hạn, khoa Văn trường này có 4 GS, trường khác có 5 GS Ngữ văn, cả nước sẽ chọn ra một số người giỏi nhất vào hội đồng chắc chắn chất lượng các GS, PGS sẽ khác hẳn với khi từng trường xét công nhận.Xin cảm ơn ông!