Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội có thể tiếp tục giãn cách xã hội sau ngày 6/9?

Kinhtedothi - Hiện nay, số lượng ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng, nguy cơ tại một số ổ dịch còn phức tạp, nhất là tình trạng người dân ra đường vẫn nhiều. Theo chuyên gia y tế, việc Hà Nội có tiếp tục giãn cách xã hội hay không sẽ được lãnh đạo TP cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở diễn biến tình hình dịch hiện tại và dự báo nguy cơ.
Theo Sở Y tế, trưa 1/9, Hà Nội có thêm 20 ca Covid-19, trong đó ổ dịch Thanh Xuân Trung 7 ca. Như vậy, trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), Hà Nội ghi nhận 3.318 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.548 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.770 ca.
 Chốt thanh niên bảo vệ "vùng xanh" tại xã Liên Trung, Đan Phượng
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, những ngày qua, số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội vẫn tăng cao. Đáng chú ý, Hà Nội vẫn ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng, qua phát hiện sàng lọc ho sốt. Hà Nội hiện có 7 ổ dịch mới phức tạp, ghi nhận 627 ca bệnh đến tối 31/8. Trong đó, ổ dịch phức tạp nhất và có số ca mắc nhiều nhất là ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, tính từ 23/8 đến trưa nay 1/9, ổ dịch này có 378 ca. Ngoài ra, còn có các ổ dịch như chợ Ngọc Hà, quận Ba Đình; ngõ 24 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai; xã Tân Lập, huyện Đan Phượng… Đến thời điểm này, chưa thể khẳng định một cách chuẩn xác tình hình dịch bệnh tại Hà Nội.
Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP vẫn khá căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Nếu không bóc tách triệt để được các F0 ở cộng đồng thì rất nguy hiểm. Trong khi, người dân vẫn ra đường nhiều. Từ nay đến ngày 4/9, các chuyên gia sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ trên kết quả xét nghiệm, sau đó sẽ có tham mưu cho TP quyết định việc có tiếp tục giãn cách xã hội ở Hà Nội hay không. Việc giãn cách một nửa (nới lỏng một số khu vực) là vấn đề lớn và rất khó thực hiện, tồn tại nhiều nguy cơ. Vì vậy, việc thực hiện giãn cách xã hội, cách ly giữa người với người phải được thực hiện nghiêm túc.
“Với diễn biến số ca mắc mới như hiện nay thì nhiều khả năng Hà Nội sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ít nhất là nửa chu kỳ (7 ngày), tức đến 13/9 để đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Nếu Hà Nội không giãn cách nữa thì không thể phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, việc này TP sẽ quyết định, xem xét dựa trên cả yếu tố phát triển kinh tế xã hội của TP” - ông Tuấn cho hay.
Liên quan đến dịp nghỉ lễ 2/9, Phó giám đốc CDC Hà Nội khuyến cáo, đợt nghỉ lễ 2/9 tới, người dân nên tuyệt đối tuân thủ giãn cách xã hội, không được lấy lý do ngày nghỉ lễ để đi lại, gặp gỡ, liên hoan gia đình thì rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến thành quả chống dịch toàn TP.
Liên quan đến tình hình dịch tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, qua kiểm tra thực tế, vẫn còn một số bất cập. Thứ nhất, người dân vẫn ra đường đông, như vậy chưa đạt kết quả về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Thứ hai, nếu tình hình như hiện nay thì TP kiểm soát được, đối phó tốt với dịch bệnh, nhưng nếu tình hình phức tạp hơn, diễn biến xấu như một số địa phương phía Nam thì TP có thể bị động. “Khi đã thực hiện giãn cách xã hội thì phải làm quyết liệt, chặt chẽ, làm nghiêm ngặt ngay tại xã phường, không để “chặt ngoài lỏng trong. Đã hy sinh về kinh tế - xã hội để thực hiện giãn cách xã hội thì đổi lại phải đạt mục tiêu phòng chống dịch” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ ngày 30/8 - 4/9, Hà Nội triển khai đợt cao điểm thứ 3 lấy mẫu xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng, với khoảng 200.000 mẫu được lấy từ các khu vực tiếp giáp các ổ dịch phức tạp, các khu tập thể cũ đông người, các đối tượng nguy cơ cao... Trên cơ sở đợt lấy mẫu này, TP. Hà Nội sẽ có căn cứ rõ ràng hơn để đánh giá nguy cơ tại các địa bàn trọng điểm của TP.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ