Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội ghi nhận hơn 500 ca mắc sốt xuất huyết

Kinhtedothi - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, những tuần gần đây, Hà Nội tiếp tục ghi nhận rải rác các ca mắc sốt xuất huyết. Từ đầu năm 2024 cho đến nay, TP ghi nhận 513 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

CDC Hà Nội cũng cho biết, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay gồm: Đống Đa 81 ca, Hà Đông 58 ca, Hoàng Mai 43 ca, Hai Bà Trưng 32 ca… Dự báo, thời gian tới có thể vẫn sẽ ghi nhận bệnh nhân sốt xuất huyết, do đó, người dân không được chủ quan.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 8, 9, 10. Đỉnh điểm của dịch bệnh này có thể xảy ra vào tháng 10, 11. Thế nhưng, những năm gần đây, bệnh xuất hiện từ rất sớm, ngay từ đầu năm.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue có trong muỗi vằn lây truyền từ người này sang người khác qua vết cắn của muỗi. Có 4 type huyết thanh là D1, 2, 3 và 4. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 5 ngày.

Bác sĩ khám cho bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai.

Diễn biến lâm sàng trải qua 3 giai đoạn: Từ ngày thứ 1 đến ngày 3 là giai đoạn sốt, ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 là giai đoạn hồi phục.

Có 2 cơ chế bệnh sinh có thể dẫn đến nguy hiểm. Thứ nhất virus khi tấn công vào cơ thể sẽ ức chế tủy xương gây hạ tiểu cầu, từ đó sẽ dẫn đến xuất huyết. Thứ hai, virus làm tổn thương thành mao mạch, gây tăng tính thấm làm thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch, hậu quả cô đặc máu, từ đó bệnh nhân có thể sốc do giảm thể tích tuần hoàn.

Hạ tiểu cầu sau một thời gian thì tiểu cầu sẽ lên, nhưng điều trị sốc giảm thể tích do cô đặc máu rất khó chữa, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, nhiều người dân chủ quan, nghĩ sốt xuất huyết là bình thường, cứ sốt vài ngày sẽ khỏi nên ở nhà, chỉ khi nào thấy xuất huyết mới đi viện. Thực tế, nhiều trường hợp sốt, dù chưa có biểu hiện xuất huyết nhưng bị cô đặc máu dẫn đến sốc, lúc này điều trị rất khó khăn, thậm chí tử vong.

Khi có biểu hiện sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu chẩn đoán xác định và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà.

Hà Nội ghi nhận 671 trường hợp sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 671 trường hợp sốt xuất huyết

357 ca mắc bệnh sốt xuất huyết trong 7 ngày nghỉ Tết

357 ca mắc bệnh sốt xuất huyết trong 7 ngày nghỉ Tết

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

04 Apr, 04:54 AM

Kinhtedothi - Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965 - 3/4/2025), tôn vinh chiến công huyền thoại của quân và dân Thanh Hoá, bảo vệ cây cầu huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khẳng định sức mạnh và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ