Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội: ngắm 2 vị trí sắp xây hầm chui tổng vốn 3.200 tỷ đồng

Hữu Chánh/laodong.vn
Chia sẻ Zalo

Nút giao Đại lộ Thăng Long - Vành đai 3,5 và nút giao Cổ Linh - đường dẫn cầu Vĩnh tuy sắp được Hà Nội chi 3.200 tỷ đồng xây hầm chui giúp giảm tải ùn tắc.

 

Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (đoạn qua địa phận huyện Hoài Đức) được TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2022. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.450 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư.
Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (đoạn qua địa phận huyện Hoài Đức) được TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2022. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.450 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư.
Theo đó, thành phố sẽ đầu tư xây dựng hầm chui theo hướng Vành đai 3,5 (đường Lê Trọng Tấn - nay là Hoàng Tùng) - Quốc lộ 32 với tổng chiều dài 975 m, rộng 18,5 m. Bốn cầu nhánh bằng bê tông cốt thép dự ứng lực với tổng chiều dài hơn 2.300 m, bề rộng cầu 8,8 m, tường chắn bê tông cốt thép dài hơn 600 m.
Theo đó, thành phố sẽ đầu tư xây dựng hầm chui theo hướng Vành đai 3,5 (đường Lê Trọng Tấn - nay là Hoàng Tùng) - Quốc lộ 32 với tổng chiều dài 975 m, rộng 18,5 m. Bốn cầu nhánh bằng bê tông cốt thép dự ứng lực với tổng chiều dài hơn 2.300 m, bề rộng cầu 8,8 m, tường chắn bê tông cốt thép dài hơn 600 m.
Ngoài ra, dự án cũng bao gồm hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước trên cầu và hai đầu cầu. Phần đường trong phạm vi nút giao được xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, cây xanh, hào cáp kỹ thuật.
Ngoài ra, dự án cũng bao gồm hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước trên cầu và hai đầu cầu. Phần đường trong phạm vi nút giao được xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, cây xanh, hào cáp kỹ thuật.
Theo ghi nhận của Lao Động, đoạn nút giao dự án Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (khu vực sẽ xây dựng nút giao khác mức) vẫn tồn tại nhiều nhà xưởng, kho bãi chưa được giải phóng mặt bằng.
Theo ghi nhận của Lao Động, đoạn nút giao dự án Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (khu vực sẽ xây dựng nút giao khác mức) vẫn tồn tại nhiều nhà xưởng, kho bãi chưa được giải phóng mặt bằng.
Theo UBND TP Hà Nội, dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2026. Việc xây dựng dự án nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được xây dựng. Đồng thời giảm thiểu ùn tắc giao thông, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ hình thành các khu đô thị trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói chung.
Theo UBND TP Hà Nội, dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2026. Việc xây dựng dự án nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được xây dựng. Đồng thời giảm thiểu ùn tắc giao thông, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ hình thành các khu đô thị trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói chung.
Hồi tháng 7/2024, Hà Nội cũng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên. Đây là một trong những nút giao trọng điểm của TP Hà Nội, có lượng phương tiện lưu thông lớn, đã được đầu tư cầu vượt năm 2017 nhằm đảm bảo giao thông thuận lợi từ cầu Vĩnh Tuy về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Hồi tháng 7/2024, Hà Nội cũng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên. Đây là một trong những nút giao trọng điểm của TP Hà Nội, có lượng phương tiện lưu thông lớn, đã được đầu tư cầu vượt năm 2017 nhằm đảm bảo giao thông thuận lợi từ cầu Vĩnh Tuy về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Đến tháng 8/2023, cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe sau 2,5 năm thi công, lượng phương tiện di chuyển qua cầu nhanh hơn, dồn lên nút giao Cổ Linh và đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy, dẫn đến tình trạng ùn tắc xảy ra phức tạp hơn trước. "Mật độ phương tiện đổ từ Long Biên vào nội thành rất lớn, tạo nút thắt cổ chai, khiến việc di chuyển của người dân gặp rất khó khăn, bất tiện khi qua đây" - ông Nguyễn Hồng Hải (57 tuổi, Long Biên) nói.
Đến tháng 8/2023, cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe sau 2,5 năm thi công, lượng phương tiện di chuyển qua cầu nhanh hơn, dồn lên nút giao Cổ Linh và đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy, dẫn đến tình trạng ùn tắc xảy ra phức tạp hơn trước. "Mật độ phương tiện đổ từ Long Biên vào nội thành rất lớn, tạo nút thắt cổ chai, khiến việc di chuyển của người dân gặp rất khó khăn, bất tiện khi qua đây" - ông Nguyễn Hồng Hải (57 tuổi, Long Biên) nói.
Theo UBND TP Hà Nội, việc đầu tư dự án nhằm khép kín đường Vành đai 2 theo quy hoạch, đồng bộ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhằm giải quyết xung đột giao thông tại nút giao, kết nối liên thông giữa các tuyến đường xung quanh, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2026.
Theo UBND TP Hà Nội, việc đầu tư dự án nhằm khép kín đường Vành đai 2 theo quy hoạch, đồng bộ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhằm giải quyết xung đột giao thông tại nút giao, kết nối liên thông giữa các tuyến đường xung quanh, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2026.
Hầm được xây dựng với kết cấu bêtông cốt thép với tổng chiều dài khoảng 600 m (trong đó chiều dài hầm kín 100 m, chiều dài hầm hở khoảng 260 m; tường chắn và gờ chắn bánh là 240 m), vuốt nối vào đường Đàm Quang Trung và đường đầu cầu Vĩnh Tuy).
Hầm được xây dựng với kết cấu bêtông cốt thép với tổng chiều dài khoảng 600 m (trong đó chiều dài hầm kín 100 m, chiều dài hầm hở khoảng 260 m; tường chắn và gờ chắn bánh là 240 m), vuốt nối vào đường Đàm Quang Trung và đường đầu cầu Vĩnh Tuy).
Sau khi hầm thông xe, nút giao Cổ Linh - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy sẽ là nút giao có 3 tầng đường gồm cầu vượt, đường ở nút giao hiện hữu và hầm chui.
Sau khi hầm thông xe, nút giao Cổ Linh - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy sẽ là nút giao có 3 tầng đường gồm cầu vượt, đường ở nút giao hiện hữu và hầm chui.