Hà Nội sẽ giảm 30% thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3166/UBND-KT về việc thực hiện Thông báo số 216/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, thực hiện Thông báo số 216 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng, UBND TP Hà Nội có ý kiến chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước tập trung thực hiện một số giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số.
Cụ thể là hoàn thiện các quy trình, quy định theo chuyển đổi số chung của cả nước và của từng doanh nghiệp; số hóa, chuẩn hóa hồ sơ, tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

Hà Nội phấn đấu cắt giảm 30% thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp.
Xây dựng, ứng dụng, trí tuệ nhân tạo; tập trung phát triển hạ tầng số của doanh nghiệp và góp phần vào sự phát triển hạ tầng số của cả nước; xây dựng sản phẩm, dịch vụ số của doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước cần chủ động đa dạng hóa, mở rộng thị trường trong bối cảnh xuất khẩu được nhìn nhận đang gặp nhiều khó khăn. Củng cố các thị trường truyền thống, tìm kiếm các thị trường mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng tới phát triển thị trường bền vững, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Tiếp tục chủ động tăng cường, đẩy nhanh các dự án đầu tư, đưa nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời giảm hệ số hiệu quả sử dụng vốn ICOR; tập trung khai thác thị trường nội địa, mở rộng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và áp dụng quản trị thông minh; khuyến khích người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
UBND TP Hà Nội giao các sở, ban, ngành thường xuyên rà soát, nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp nhà nước; tiến tới giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, giảm 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ.
TP Hà Nội cũng đề nghị cac sở, ban, ngành tập trung thực hiện hoặc tham mưu cơ chế, chính sách phát triển các hạ tầng chiến lược để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, từ đó cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp…

Doanh nghiệp ở Hà Nội thay đổi nhu cầu tuyển dụng theo trình độ
Kinhtedothi – Các DN chủ yếu tuyển dụng lao động có trình độ đại học trở lên, tiếp đến là lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật không bằng. Trong tháng 5/2025, ba ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao là dịch vụ du lịch, lữ hành; y tế - chăm sóc sức khỏe và công nghệ thông tin.

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp nâng sức cạnh tranh
Kinhtedothi - Việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ đào tạo nhân lực và khuyến khích đổi mới công nghệ sẽ là chìa khóa giúp DN Việt Nam không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn xanh mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Giá điện tăng và nỗi lo của doanh nghiệp
Kinhtedothi - Việc tăng giá điện là cần thiết để đảm bảo tài chính cho EVN và cung ứng điện ổn định, nhưng gây áp lực lớn cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt trong bối cảnh thuế đối ứng từ Mỹ. Chi phí sản xuất tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, đặc biệt với các ngành xuất khẩu và DN nhỏ và vừa. Một lộ trình tăng giá dài hạn, công bố trước 6 - 9 tháng, cùng với các chính sách hỗ trợ và minh bạch hóa chi phí sẽ giúp DN chuẩn bị tốt hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu.