Hà Nội: Trăn trở sau một năm thực hiện chương trình mới cấp THPT

Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018 cấp THPT; vì vậy đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức như việc sắp xếp, phân công giáo viên, thừa thiếu giáo viên cục bộ. Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên phải thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ; một số môn học, hoạt động giáo dục mới chưa có giáo viên…
Nhiều trở ngại là vậy nhưng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, sau một năm thực hiện chương trình mới cấp THPT, công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2022 - 2023 về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Số lượng học sinh đăng ký các môn lựa chọn tương đối phù hợp với số lượng giáo viên bộ môn ở các nhà trường. Những giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đã được linh hoạt vận dụng.
Việc lựa chọn sách giáo khoa mới thực hiện đúng quy trình, đảm bảo minh bạch, khách quan. Các nhà trường, thầy cô giáo đã nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm bắt những ưu điểm của từng bộ sách để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nhờ hệ thống tài liệu phong phú, đa dạng đi kèm với các công cụ giáo dục điện tử, giáo viên đã có thêm giải pháp giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.
Qua công tác kiểm tra, giám sát cho thấy, các thầy cô đã có sự chuyển đổi tích cực trong nhận thức, luôn cố gắng, nỗ lực trong từng giờ dạy để đáp ứng yêu cầu của chương trình.
“Với chương trình GDPT 2018, học sinh được học các môn học theo nguyện vọng, sở trường nên chất lượng học tập của học sinh đã có sự thay đổi rõ rệt. Kết quả sơ kết học kỳ I năm học 2022 - 2023 cho thấy tỷ lệ học sinh không đạt ở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học đã giảm chỉ còn 0,1%, mức thấp nhất từ trước tới nay…”- đại diện Sở GD&ĐT cho biết.

Hội nghị đã lắng nghe 8 tham luận, ý kiến góp ý tâm huyết nhưng cũng đầy trăn trở của lãnh đạo các nhà trường về các vấn đề: Tổ chức định hướng nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên, chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy và học, chung tay chia sẻ khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất… Qua đó nhiều kiến nghị đề xuất đã được đưa ra liên quan đến việc kiện toàn đội ngũ, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo nguồn kinh phí… để chương trình mới được thực hiện hiệu quả.
Kết luận hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương ghi nhận, đánh giá cao những kết quả bước đầu của các nhà trường trong thực hiện Chương trình GDPT 2018 và coi đó là các bài học, kinh nghiệm quý báu góp phần để ngành giáo dục Hà Nội cùng nhau thực hiện tốt lộ trình đổi mới.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề nghị các nhà trường rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; chuẩn bị tốt công tác tuyển sinh lớp 10; đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp; hướng dẫn và hỗ trợ tích cực cho học sinh, phụ huynh chọn môn học phù hợp với tinh thần đáp ứng cao nhất nguyện vọng học tập của học sinh… Qua đó đẩy mạnh hiệu quả của việc triển khai Chương trình mới trong thực tế.

Vững tâm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Kinhtedothi–Để có cái nhìn tổng quan về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác Bộ GD&ĐT vừa có buổi làm việc với trường Nguyễn Siêu, qua đó thấy được những thuận lợi, khó khăn của thầy-trò khi dạy và học theo chương trình mới.

Hà Nội: Giới thiệu sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 theo Chương trình GDPT mới
Kinhtedothi – Ngày 25/2, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 8 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thành phần tham dự là chuyên viên, Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn và toàn bộ giáo viên các trường THCS trên địa bàn TP.

Hà Nội: Kết thúc chương trình năm học 2022- 2023 trước 31/5
Kinhtedothi- Theo khung thời gian năm học 2022- 2023 của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh sẽ kết thúc năm học trước 31/5/2023. Thời điểm hiện tại, nhiều trường học tại Hà Nội đã và đang hoàn thành chương trình; đồng thời thông báo lịch kiểm tra học kỳ II để học sinh chuẩn bị.