Kinhtedothi – Năm học 2024 – 2025, Hà Nội tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đề án chuyển Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây thành trường THPT chuyên, nâng tổng số trường THPT chuyên của Hà Nội lên 4 trường.
Hà Nội tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đề án chuyển Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây thành trường THPT chuyên. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành GD&ĐT Hà Nội xác định sẽ thực hiện trong năm học 2024 - 2025.
Học sinh tham dự kỳ thi lớp 10 chuyên.
Khi hai trường này chính thức trở thành trường chuyên, TP Hà Nội sẽ có 4 trường THPT chuyên, gồm: Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây.
Việc xây dựng 2 trường Chu Văn An và Sơn Tây thành trường THPT chuyên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu cho Thủ đô; đồng thời, thực hiện Thông tư số 05/2023/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT về quy chế hoạt động của trường THPT chuyên, trong đó có quy định “không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên”.
Hiện Hà Nội có 2 trường THPT chuyên là Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.
2 trường THPT có lớp chuyên là Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây. Năm học 2024 - 2025, bên cạnh chỉ tiêu tuyển sinh vào các lớp chuyên, hai trường này vẫn tuyển sinh lớp không chuyên.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 4 trường THPT có lớp chuyên của TP Hà Nội (gồm chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây) trong năm học 2024 - 2025 là hơn 2.000 chỉ tiêu, tăng gần 500 chỉ tiêu so với năm học trước.
Sở GD&ĐT đề nghị các trường chuyên và trường có lớp chuyên nêu trên tiếp tục thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp THPT.
Kinhtedothi - Ngày 14/8, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng.
Kinhtedothi - Để chuẩn bị đội ngũ tốt nhất cho năm học mới 2024 – 2025, các trường học tại Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều chương trình tập huấn toàn diện cho giáo viên về cả kỹ năng, phương pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn.
Kinhtedothi - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa nhận được thư cảm ơn của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn vì đơn vị đã nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ giáo viên, học sinh tỉnh Yên Bái suốt thời gian qua.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.
Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kinhtedothi - Với chương trình đào tạo “Học nghề có lương” đã giúp học sinh các trường trung cấp, cao đẳng được rèn luyện kỹ năng chuyên môn, DN đón nhận ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và với chương trình này, các em làm chủ tay nghề khi tốt nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh khi ra trường, tự tin bước vào thị trường lao động.
Kinhtedothi - Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa công bố danh sách người tập sự hành nghề luật sư đủ và không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự đợt 1 năm 2025. Đây là bước sàng lọc quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ luật sư kế cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng của ngành luật Việt Nam.
Kinhtedothi - Hà Nội nên xem xét, miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh công lập để vừa phát triển thể trạng cho học sinh, vừa giảm áp lực đưa đón cho phụ huynh là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây. Ý kiến này được đánh giá là chính sách hợp lòng dân và tạo được sự đồng thuận của dư luận, cử tri cả nước.