Kinhtedothi - Căn cứ thực tế công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023 (Tháng hành động).
Theo đó, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP Trung ương chọn chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2023 là: “Bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới”.
Thời gian thực hiện từ 15/4 đến 15/5/2023 trên phạm vi toàn quốc.
Kiểm tra ATTP tại Cầu Giấy.
Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP, “Tháng hành động” năm 2023 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm. Chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP. Nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP.
Phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Với chủ đề chính của năm 2023, các hoạt động chính được triển khai: Tại Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP Trung ương, Bộ, ngành tham dự hội nghị, lễ phát động “Tháng hành động” năm 2023 của các địa phương.
Tại địa phương, căn cứ vào thực tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn để tổ chức (hội nghị hoặc lễ phát động hoặc hình thức khác) phổ biến công tác triển khai “Tháng hành động” ở các tỉnh/TP; TP trực thuộc tỉnh/thị xã/quận/huyện; thị trấn/phường/xã.
Thời gian triển khai các hoạt động từ ngày 15/4 đến 20/4/2023.
Kinhtedothi - Ngày 16/2, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã thông tin cảnh báo về tình trạng ngộ độc vào thời điểm mùa Xuân và đầu mùa Hè do người dân sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên.
Kinhtedothi - Ngày 27/1, báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong những ngày nghỉ Tết, hệ thống y tế dự phòng đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, nhân lực, cơ số phòng, chống dịch và chủ động tăng cường công tác giám sát dịch tại tất cả các tuyến.
Kinhtedothi - Qua kiểm tra thực tế tại bếp ăn các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trường học, Đoàn kiểm tra liên ngành TP nhận thấy, một số cơ sở còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP).
(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...
Kinhtedothi - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/7, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã trả lời làm rõ thông tin về vụ việc dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người và tình trạng hàng giả, hàng nhái thời gian qua.
Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu.
Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.