Hàng Việt đã trải rộng trên địa bàn thành phố

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 3/7, Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2015 thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, công tác tuyên truyền CVĐ đã được BCĐ các cấp, các ngành, đoàn thể tập trung chỉ đạo sâu sát và toàn diện với nhiều nội dung và hình thức khác nhau qua đó đã tạo sức lan tỏa, rộng khắp, từng bước xây dựng được nét văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, từng bước thực hiện kế hoạch năm 2015 để 100% người dân biết đến CVĐ.
 
Chủ tịch UB MTTTQ TP Hà Nội Đào Văn Bình phát biểu tại hội nghị.
Chủ tịch UB MTTTQ TP Hà Nội Đào Văn Bình phát biểu tại hội nghị.
Đặc biệt, Sở Công thương đã có những giải pháp đổi mới, tổ chức triển khai thực hiện nhiều chương trình như: Xây dựng thí điểm các điểm bán hàng cố định với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các chợ, siêu thị, TTTM. Chương trình “Tuần hàng Việt” tại các quận, huyện, thị xã; Xây dựng ấn phẩm tuyên truyền và bản đồ số về mạng lưới phân phối hàng Việt trên địa bàn TP; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm có thế mạnh của làng nghề; Xây dựng các trang thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử và vận động các DN thương mại điện tử bán hàng Việt.

Kết quả, hiện hàng hóa bày bán tại siêu thị, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại chiếm hơn 90% là hàng Việt Nam, như hệ thống siêu thị Big C, Saigon Coop Mart, Viantex Mart… Hệ thống các cửa hàng bình ổn thị trường cũng có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước. Tại các khu vực nông thôn, hiện có tới 80% hàng hóa được bày bán là hàng Việt Nam. 

Trong những tháng cuối năm, BCĐ tiếp tục chỉ đạo triển khai các giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về “Các giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” và “Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị thường”. Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện thị xã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với việc thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP giai đoạn 2015 – 2020. Đồng thời, tăng cường, kiểm tra, kiểm soát quản lý thị trường, giá cả sản phẩm, chống gian lận thương mại, nhất là hàng giả, hàng kém chất lượng… Tổ chức điều tra dư luận xã hội trong các tầng lớp Nhân dân về thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch MTTQ TP Đào Văn Bình, kiêm Trưởng BCĐ CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP đánh giá cao các cấp, các ngành, nhất là DN đã chủ động, đưa hàng Việt đến người tiêu dùng trong nội thành, bà con xa trung tâm TP, các khu, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, các DN còn tham gia, những chiến dịch như “giải cứu” vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), dưa hấu (Quảng Ngãi),  hành tím (Sóc Trăng), … , có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện vai trò, tinh thần trách nhiệm của DN cũng như các cấp, các ngành TP đối với các địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Bình, một trong những vấn nạn là hàng giả, hàng nhái… Để khắc phục, ông Bình cho rằng, tới đây phải ưu tiên hàng đầu công tác tuyên truyền và huy động cả hệ thống tham gia, từ nhà sản xuất, đến DN kinh doanh, các tổ chức đoàn thể. BCĐ TP sẽ kiện toàn BCĐ các cấp, sẽ cụ thể hóa vào từng ngành, từng quận, huyện. Trong đó, phấn đấu từ nay đến cuối năm 100% người Việt khi được hỏi phải biết đến CVĐ. Hình thức tuyên truyền phải đổi mới, phong phú:  “Khẩu hiệu - Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cần được  trưng dựng ở nhưng nơi công công, trên tường, bằng pano, áp phích; đài truyền thanh xã, phường phải tăng lượng thông tin về  CVĐ.

Ông Bình cũng đề nghị, các ngành ngành chức năng, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái… và có giải pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời tăng cường phổ biến, tập huấn cho người sản xuất tại các làng nghề về xây dựng thương hiệu, địa chỉ sản xuất; phối hợp lồng ghép tổ chức các hội chợ hàng Việt với làng nghề truyền thống tại các quận, huyện để CVĐ ngày càng hiệu quả, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP năm 2015, ông Bình nói.
6 tháng cuối 2015 trong Chương trình bình ổn giá của sở Công thương, đưa 400 chuyến hàng lưu động đến các vùng xa trung tâm TP, KCN & chế xuất; TCty Thương Mại Hà Nội (Hapro) tổ chức 30 phiên chợ Việt ở 12 huyện, 3 KCN; 30 “tuần hàng Việt” ở các quận, huyện, quy mô mỗi tuần hàng từ 800m2 - 2.000m2 cho 40-100 gian hàng; xây dựng thí điểm quầy hàng “Tự hào hàng Việt Nam” tại các chợ, siêu thị, TTTM thực hiện chương trình ứng dụng TM điện tử để mở rộng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại TP.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần