Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hanoi metro dốc toàn lực khôi phục hoạt động 2 tuyến ĐSĐT

Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của của cơn bão số 3, cả 2 tuyến đường sắt trên cao của Hà Nội phải tạm dừng hoạt động. Hanoi metro đang dốc toàn bộ nhân lực để kiểm tra, khắc phục sự cố để đưa đường sắt đô thị hoạt động trở lại.

Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hanoi Metro cho biết, nhằm triển khai các phương án ứng phó do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người (hành khách và cán bộ, người lao động) và giảm thiểu thiệt hại về tài sản, công trình, phương tiện, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của công ty, các đơn vị và cá nhân của Hanoi metro nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phòng chốt lụt bão, cập nhật và chia sẻ thông tin về tình hình của cơn bão số 3 theo phân cấp, đảm bảo kịp thời ứng phó với các tình thế thời tiết nguy hiểm tại trụ sở công ty.

Hanoi metro đã huy động toàn bộ lực lượng chuyên ngành đi tuần tra, kiểm tra và xử lý nhằm đảm bảo an toàn để sớm đưa tuyến đi vào hoạt động trở lại.  

“Các phương án ứng phó được thực hiện đầy đủ, đúng quy trình. Nhân sự và trang thiết bị ứng cứu luôn trong trình trạng sẵn sàng để huy động, sử dụng, tuân thủ các bước thực hiện để đảm bảo an toàn. Hệ thống thông tin liên lạc trong công ty và liên lạc với các đơn vị cứu hộ chuyên ngành luôn thông suốt và không bị gián đoạn” – ông Vũ Hồng Trường thông tin.

Sáng ngày 7/9 khi cơn bão số 3 chưa đổ bộ vào nước ta và chưa gây ảnh hưởng tới khu vực Hà Nội, Công ty vẫn vận hành bình thường 2 tuyến ĐSĐT số 2A và Tuyến 3.1 bắt đầu từ 5h30, bố trí trực theo dõi diễn biến dự báo thời tiết và thực hiện các quy trình vận hành tuyến đã được đào tạo, vận hành thử, diễn tập và được  những cơ quan có thẩm quyền đánh giá, phê duyệt trước khi đưa tuyến vào vận hành chính thức.

Từ 11h00 ngày 7/9 căn cứ tình hình lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến ít, Công ty đã thống nhất với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội để điều chỉnh thời gian chạy tàu đối với Tuyến 2A giãn cách 15 phút/lượt; Tuyến 3.1 giãn cách 20 phút/lượt.

Đến trước 13h00 căn cứ theo tình hình cơn bão số 3 với mức gió cấp 7 giật trên cấp 8, Công ty đã kích hoạt phương án ứng phó khẩn cấp và thống nhất với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội và thông báo với các cơ quan thông tin đại chúng, thực hiện sơ tán hành khách tại các nhà ga và phát thanh thông báo trên tàu, các nhà ga về việc dừng vận hành 2 Tuyến ĐSĐT số 2A và 3.1.

Đến 13h30 toàn bộ đoàn tàu đã được thu về Depot và triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn; hệ thống điện kéo 750V DC được ngắt hoàn toàn đảm bảo an toàn.

Mặc dù dừng vận hành nhưng Công ty phân công, bố trí nhân sự trực 24/24 để ứng phó với mọi diễn biến phức tạp mà cơn bão số 3 có thể gây ra.

Kết quả toàn bộ hành khách, cán bộ công nhân viên và phương tiện, đoàn tàu, trang thiết bị đều đảm bảo an toàn.

Đến thời điểm hiện tại, 2 tuyến ĐSĐT vẫn đang dừng hoạt động do có một số đồ vật rơi xuống đường ray, cây cối tại khu vực hành lang tuyến bị đổ ảnh hưởng đến phạm vi tuyến.

Công ty đã huy động toàn bộ lực lượng chuyên ngành đi tuần tra, kiểm tra và xử lý nhằm đảm bảo an toàn để sớm đưa tuyến đi vào hoạt động trở lại.

Đến 13 giờ 30 chiều ngày 8/9, cả 2 tuyến đường sắt đô thị đã được vận hành trở lại.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ