Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hỗ trợ nông dân Hà Giang tiêu thụ nông sản

Kinhtedothi - Mới đây, Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội tổ chức phiên giao dịch, quảng bá đặc sản vùng đất Hà Giang tại số 33 Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình). Hoạt động này đã góp phần đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm nông sản Hà Giang khi nhiều loại đặc sản của địa phương này vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến.
 Hàng nông sản Hà Giang được giới thiệu tại 33 đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. 
Phiên giao dịch là cơ hội để Hội Nông dân (HND) TP Hà Nội và HND Hà Giang giao lưu, tăng cường quảng bá sản phẩm, khảo sát nhu cầu thị trường. Từ đó, giúp hai đơn vị mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm nông đặc sản địa phương trở thành hàng hóa có tính thương mại và giá trị tăng cao. Đồng thời, khuyến khích phát triển mô hình sản xuất phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đặc biệt, thông qua việc trưng bày, giới thiệu nhằm quảng bá, đưa các sản phẩm đặc sản Hà Giang từng bước tiếp cận và định vị trong văn hóa tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Phó Chủ tịch HND tỉnh Hà Giang Nguyễn Thị Thúy cho biết, phiên giao dịch là “chất xúc tác” thúc đẩy thị trường cho nông đặc sản có chất lượng, thương hiệu của Hà Giang đến với người tiêu dùng Thủ đô. Qua đây, góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem nhãn chứng nhận. Đây đều là những yếu tố quan trọng trong sản xuất, chế biến nông sản phục vụ thị trường trong nước và hướng tới mục tiêu xuất khẩu. “Các sản phẩm đặc trưng đến từ vùng cao nguyên đá – nơi được thiên nhiên ưu đãi khí hậu, địa chất có thể kể đến như chè Shan Tuyết, mật ong bạc hà, rượu ngô men lá… cùng nhiều dược liệu quý khác. Chúng tôi mong muốn được bắt tay với các DN, đơn vị kinh doanh nông sản kết nối tiêu thụ ổn định các sản phẩm này” – bà Thúy nhấn mạnh.

Đây là lần thứ hai HND tỉnh Hà Giang tham gia phiên giao dịch, giới thiệu nông sản an toàn do Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội tổ chức. Qua phiên giao dịch, nông dân Hà Giang có cơ hội giới thiệu quy trình sản xuất nông sản an toàn trực tiếp với người tiêu dùng Thủ đô. Giám đốc Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội Tô Hải Long cho hay: “Tại phiên giao dịch, hơn 3 tạ nông đặc sản đã được tiêu thụ, gồm chè khô, gạo, đỗ, măng, thảo quả khô, thịt lợn chua, thịt bò chua… và gần hàng chục lít mật ong, rượu men lá. Ngoài ra, còn có 1 DN đã đàm phán, thỏa thuận với HND tỉnh Hà Giang ký kết biên bản ghi nhớ giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các loại nông đặc sản”.

Cũng theo ông Long, những năm gần đây, HND Hà Nội và HND Hà Giang luôn quan tâm đến việc nâng tầm giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp người nông dân yên tâm phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập. Việc đẩy mạnh công tác giới thiệu, kết nối tiêu thụ không chỉ giúp người tiêu dùng nhận diện, hiểu được giá trị các sản phẩm mà còn góp phần quảng bá hình ảnh về văn hóa, du lịch, con người của nhiều địa phương trên cả nước.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ