Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh tại châu Á

Kinhtedothi – Nhiều nền kinh tế châu Á đang chứng kiến hoạt động xuất nhập khẩu suy giảm rõ rệt, trong bối cảnh Mỹ tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc và các chuỗi cung ứng toàn cầu đang được sắp xếp lại để thích ứng với biến động địa chính trị.

Tàu container cập cảng Dương Sơn – cảng container lớn nhất châu Á tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: QCaptain

Tại Trung Quốc, dữ liệu công bố tuần này cho thấy xuất khẩu trong tháng 5 thấp hơn dự báo, trong khi nhập khẩu giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Mỹ giảm tới 34,5%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2020.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ các loại thuế mới mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt từ tháng 4 đối với xe điện, pin, thiết bị công nghệ và các sản phẩm năng lượng mới.

Những biến động từ thị trường Trung Quốc đang kéo theo ảnh hưởng lan rộng trên toàn khu vực. Tại Hàn Quốc, một trong những quốc gia có độ mở thương mại cao nhất châu Á, dự báo xuất khẩu tháng 5 giảm 2,7% và nhập khẩu giảm 3,1%. Bộ Tài chính Hàn Quốc cảnh báo nhu cầu từ Mỹ và châu Âu đang yếu đi, khiến các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử, hóa chất và ô tô bị ảnh hưởng rõ rệt.

Đông Nam Á cũng không nằm ngoài vòng xoáy suy giảm này. Nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang gặp khó khăn trong hoạt động thương mại. Dù có cơ hội tiếp nhận một phần đơn hàng rời khỏi Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu trong khu vực vẫn phải đối mặt với lượng đơn hàng giảm, chi phí vận chuyển tăng và áp lực tỷ giá ngày càng lớn.

Một chuyên gia thương mại tại Bangkok cho biết nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc tìm thị trường thay thế trong thời gian ngắn, khi nhu cầu từ các đối tác phương Tây chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ.

Ở Nam Á, Ấn Độ cũng ghi nhận xuất khẩu tháng 5 giảm ở các ngành như dệt may, hóa chất và linh kiện. Theo giới phân tích, việc Mỹ tăng cường sản xuất trong nước cùng với môi trường thương mại quốc tế thiếu ổn định đã khiến nhiều doanh nghiệp Ấn Độ mất dần khả năng giữ chân các đơn hàng quốc tế, đặc biệt là từ thị trường Bắc Mỹ.

Tình trạng này buộc các cường quốc xuất khẩu như Nhật Bản phải điều chỉnh kỳ vọng tăng trưởng. Các tập đoàn lớn như Toyota, Sony và Panasonic đều đã giảm dự báo lợi nhuận quý II, với lý do thị trường Mỹ tiêu thụ chậm lại, trong khi chi phí đầu vào tăng mạnh do ảnh hưởng của các rào cản thuế quan. Đáp lại, chính phủ Nhật đang theo dõi sát tình hình và cân nhắc các biện pháp hỗ trợ tạm thời như cấp tín dụng ưu đãi, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trước thực trạng này, các tổ chức quốc tế đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo. OECD nhận định tình trạng áp thuế lẫn nhau giữa các nền kinh tế lớn đang làm gián đoạn các luồng hàng hóa toàn cầu và khiến quá trình phục hồi hậu đại dịch trở nên chậm chạp hơn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng kêu gọi các nước lớn giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và tôn trọng nguyên tắc minh bạch của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thay vì áp dụng các biện pháp đơn phương mang tính trả đũa.

Dù trọng tâm ảnh hưởng rơi vào khu vực châu Á, các nền kinh tế bên ngoài cũng đang chịu sức ép tương tự. Tại Canada, xuất khẩu tháng 4 giảm 10,8%, trong đó riêng xuất khẩu sang Mỹ giảm 15,7%. Đây là mức giảm lớn nhất trong gần hai năm, kéo theo thâm hụt thương mại tăng mạnh. Trong khi đó tại Mỹ, lượng container hàng nhập khẩu qua đường biển trong tháng 5 đã giảm gần 7%, với hàng hóa từ Trung Quốc giảm gần 10%. Những con số này phản ánh rõ mức độ lan tỏa của các chính sách thuế trong hệ thống thương mại toàn cầu.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu xu hướng hiện nay kéo dài, khu vực châu Á – vốn được xem là trung tâm sản xuất của thế giới, sẽ cần nhanh chóng điều chỉnh chiến lược. Các giải pháp có thể bao gồm mở rộng thị trường mới, tăng cường liên kết nội khối và giảm lệ thuộc vào một vài thị trường truyền thống để đảm bảo khả năng chống chịu trong thời kỳ biến động.

Một cổ phiếu xuất nhập khẩu giảm sàn 5 phiên sau tin xấu

Một cổ phiếu xuất nhập khẩu giảm sàn 5 phiên sau tin xấu

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu chững lại, Hải quan vẫn thu hơn 142.000 tỷ đồng sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu chững lại, Hải quan vẫn thu hơn 142.000 tỷ đồng sau 4 tháng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

17 Jun, 08:20 AM

Kinhtedothi - Hội nghị Liên Hợp Quốc về đại dương tại Pháp huy động được khoảng 10 tỷ USD cam kết tài chính, nhưng vẫn còn cách xa so với nhu cầu đầu tư 175 tỷ USD mỗi năm để bảo vệ hệ sinh thái biển toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư cho biết họ cần chính sách minh bạch và dữ liệu đầy đủ hơn để có thể mở rộng quy mô tài trợ.

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

17 Jun, 08:16 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chiến sự Ukraine chưa có hồi kết và xung đột Israel – Iran leo thang, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada trở thành phép thử cho sự gắn kết của các cường quốc phương Tây, trong đó vai trò của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục là ẩn số gây chia rẽ.

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

17 Jun, 08:07 AM

Kinhtedothi - Bên cạnh các vấn đề kinh tế toàn cầu, cuộc xung đột Israel-Iran và chiến sự ở Ukraine cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra từ ngày 16-17/6 tại Canada.

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

17 Jun, 07:10 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc phỏng vấn với RT, Đại sứ Israel tại Moscow, bà Simona Halperin, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay của Israel là ngăn chặn mọi hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời hạn chế khả năng khôi phục hay mở rộng chương trình này trong tương lai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ