Huyện Mê Linh: Thiếu liên kết, nông sản OCOP cũng “bí” đầu ra

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Được biết đến là vựa rau, hoa lớn nhất nhì Hà Nội cùng nhiều nông sản có giá trị, tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm (bao gồm cả những mặt hàng được chứng nhận OCOP) vẫn đang là bài toán nan giải đối với huyện Mê Linh.

35 sản phẩm được chứng nhận OCOP 
Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng rau màu của huyện Mê Linh hàng năm đạt khoảng 3.500ha. Sản lượng rau màu cung cấp cho thị trường từ 105.000 150.000 tấn mỗi năm. Bên cạnh rau màu, huyện Mê Linh cũng được xem là “đất hoa” với tổng diện tích canh tác khoảng 1.500 1.700ha, cung cấp cho thị trường hàng trăm triệu bông hoa các loại mỗi năm. “Hoa Mê Linh” đã trở thành nhãn hiệu tập thể được biết đến rộng khắp trên địa bàn Hà Nội và các địa phương lân cận.
Nông dân huyện Mê Linh thu hoạch, vận chuyển củ cải đi tiêu thụ. Ảnh: Trọng Tùng.
Ngoài sản phẩm chủ lực là rau và hoa, địa phương ven sông Hồng còn phát triển mạnh vùng trồng chuối rộng hơn 300ha tại các Hoàng Kim, Văn Khê, Thạch Đà, Chu Phan… Vùng chăn nuôi vịt đẻ, chim cút lấy trứng tại cáVăn Khê, Tráng Việt cung ứng khoảng 30 triệu quả trứng/năm. Hay như bưởi đỏ ở xã Tráng Việt, với diện tích khoảng 10ha cũng cho từ 5.000 - 10.000 quả/năm
Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết, đáng khích lệ là đến nay, nhiều sản phẩm chủ lực của địa phương khi tham gia dự thi Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đánh giá cao và đạt được kết quả khá tích cực. Toàn huyện hiện có tổng số 35 sản phẩm (chủ yếu là rau màu) được UBND TP Hà Nội phân hạng đạt từ 3 4 sao; trong đócó 7 sản phẩm đạt 4 sao OCOP.
Chỉ 10% nông sản được tiêu thụ theo chuỗi
Sản lượng lớn, chất lượng nông sản ngày một được nâng cao, tuy nhiên, thực tế hiện nay khối lượng sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân huyện Mê Linh được ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định theo chuỗi mới chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%còn lại được tiêu thụ tự do, chủ yếu qua kênh bán buôn cho các thương lái, tại chợ đầu mối.
Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao (xã Tráng Việt) Đàm Văn Đua cho biết, đơn vị hiện mới chỉ liên kết cung ứng được khoảng 10 - 15% tổng sản lượng rau vào hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Không chỉ tại hợp tác xã này, ngay cả khi được chứng nhận OCOP, việc tiêu thụ nhiều nông sản của huyện vẫn còn rất khó khăn.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 càng cho thấy tính cấp thiết cần có sự liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ chặt chẽ hơn giữa người nông dânthông qua các hợp tác xã với khu vực doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh hàng hóanông sản.
Bên cạnh việc tiếp tục kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp tham gia tiêu thụ nông sản cho người dân, huyện Mê Linh kiến nghị các sở ngành nghiên cứu, đề xuất UBND TP Hà Nội tiếp tục quan tâmtriển khai chương trình hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định số 68/NĐ-CP của Chính phủ. Tăng cường hỗ trợ đầu tư, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp…
“Thời gian tới, huyện Mê Linh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở ngành để hỗ trợ quảng bá, giới thiệu nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP của chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng an toàn với tình hình dịch bệnh, nhất là tại những diện tích trồng hoa, cây cảnh…” - ông Lê Văn Khương thông tin thêm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần