Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

IMF: Nguy cơ chiến tranh lạnh đang hiện hữu trên toàn cầu

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Theo IMF, nỗ lực đảm bảo an ninh nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc cần được ưu tiên để tránh sự chia rẽ kinh tế toàn cầu.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva phát biểu tại Washington DC, Mỹ ngày 13/4. Nguồn: The Guardian
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva phát biểu tại Washington DC, Mỹ ngày 13/4. Nguồn: The Guardian

Kristalina Georgieva, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết những tác động của đại dịch Covid kết hợp với cuộc chiến ở Ukraine và những hạn chế trong quá trình toàn cầu hóa đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn về chia rẽ.

Bà cho biết an ninh nguồn cung và chuỗi cung ứng toàn cầu đang là ưu tiên trong các cuộc thảo luận cũng như ra quyết định về kinh tế, The Guardian đưa tin.

Bà Georgieva không khỏi lo ngại về sự chia rẽ ngày càng gia tăng do nhóm các nước công nghiệp hàng đầu G7 muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng việc xây dựng các chuỗi cung ứng thay thế.

Sau cuộc họp của các bộ trưởng tài chính ở Washington, những nước này cho biết họ đang tìm kiếm khả năng phát triển mối quan hệ đối tác cùng có lợi giữa các nước có thu nhập trung bình.

Theo bà Georgieva, cuộc chiến ở Ukraine gây ảnh hưởng xấu không chỉ đối với người dân nước này mà còn đối với cộng đồng toàn cầu. Chi tiêu quốc phòng đã tăng lên. Quá trình toàn cầu hóa không đủ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người cũng như không thể đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Sinh ra ở Bulgaria, bà Georgieva từng trải qua thời kỳ chiến tranh lạnh, do đó bà không muốn thấy những tình huống như vậy lặp lại.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết khả năng tăng cường an ninh nguồn cung mà không đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh, Jeremy Hunt, cũng chung quan điểm với bà Georgieva về sự chia rẽ toàn cầu, cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, gọi đó là "sai lầm chí mạng".

Chia sẻ của vị này cũng cho thấy hiện các quốc gia cũng lo ngại về sự phụ thuộc vào công nghệ và những khoáng sản quan trọng.

Vì thế, giải pháp khả thi là sự tự cường của các quốc gia và nỗ lực hợp tác để đảm bảo chúng ta sẽ tiếp tục hưởng lợi từ thương mại tự do, Bộ trưởng Jeremy Hunt nhấn mạnh.