Kinhtedothi - Trung Quốc tiếp tục mở rộng sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, với việc mua dầu thô, các sản phẩm dầu, khí đốt và than đá đã tăng lên 35 tỷ USD kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu.
Theo Bloomberg, Trung Quốc tiếp tục mở rộng sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, với việc mua dầu thô, các sản phẩm dầu, khí đốt và than đá đã tăng lên 35 tỷ USD kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, từ mức khoảng 20 tỷ USD một năm trước đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AA
Bloomberg dẫn số liệu hải quan mới của Trung Quốc khẳng định, dù giá trị nhập khẩu bị đẩy cao do giá năng lượng toàn cầu tăng liên quan tới xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng kim ngạch nhập khẩu năng lượng từ Nga.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7 có lượng than Nga tăng kỷ lục, tăng 14% so với cùng kỳ lên 7,4 triệu tấn, trong đó than luyện cốc cho ngành thép đạt 2 triệu tấn, tăng 63%.
Nga hiện là nhà cung cấp nhiên liệu hàng đầu của Trung Quốc, thay thế Indonesia. Trong khi nhập khẩu dầu thô từ Nga giảm so với tháng trước xuống còn 7,15 triệu tấn, số này vẫn cao hơn 8% so với một năm trước và quốc gia này vẫn là nguồn cung cấp hàng đầu cho các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc.
Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng cũng giảm từ tháng 6 xuống còn khoảng 410.000 tấn, mặc dù số này cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng không bao gồm nhập khẩu qua đường ống, chưa được hải quan báo cáo kể từ đầu năm, nhưng là kênh chính để vận chuyển nhiên liệu từ Nga sang Trung Quốc.
Bất chấp tăng trưởng chững lại, Trung Quốc đã tăng chi tiêu cho năng lượng của Nga lên 7,2 tỷ USD vào tháng 7, từ mức 4,7 tỷ USD cùng tháng năm ngoái, với các lô hàng chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu từ Nga.
Kinhtedothi - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa có động thái bất ngờ khi giảm lãi suất chủ chốt lần thứ hai trong năm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi lĩnh vực sản xuất và ngành bán lẻ suy yếu trong tháng 7.
Kinhtedothi - Nhật Bản đang xem xét triển khai 1.000 tên lửa hành trình tầm xa để tăng cường khả năng phòng vệ trước Trung Quốc, tờ Yomiuri đưa tin hôm 21/8.
Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên ngày 17/4 sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng kêu gọi "sa thải" Chủ tịch Fed Jerome Powell vì không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.
Kinhtedothi - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã leo dốc hơn 25%, ghi nhận đợt tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất và lực mua mạnh của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt lao dốc trong phiên ngày 16/4 khi nhà đầu tư bị cuốn vào vòng xoáy lo ngại về lạm phát, chính sách tiền tệ và chiến tranh thương mại leo thang.
Kinhtedothi - Cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên đầu tuần, sau khi Nhà Trắng thông báo miễn trừ thuế quan đối với điện thoại thông minh và máy tính.