Kéo dài tác động tiêu cực

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 21/10, quyết định đình chỉ nhập khẩu thêm một số sản phẩm thịt từ Liên minh châu Âu (EU) vào Nga chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước đi mở rộng lệnh hạn chế đối với thực phẩm từ châu Âu và Mỹ mà Mosocw đã áp đặt hồi đầu năm nay nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Theo Cơ quan giám sát liên bang về nông nghiệp của Nga, nước này quyết định hạn chế nhập khẩu thêm lòng bò, lòng lợn, mỡ bò, mỡ lợn và mỡ gà... từ châu Âu sau khi phát hiện những chất độc hại bị cấm sử dụng trong các sản phẩm này. Các sản phẩm này về mặt cơ bản không chiếm quá nhiều thị phần và giá trị trong kim ngạch xuất khẩu thực phẩm giữa Nga và phương Tây nhưng điều đó cho thấy, sự quyết tâm của Moscow trong việc đáp trả lại những gói trừng phạt từ châu Âu. Trước đó, đòn trả đũa của Nga nhằm vào các mặt hàng nông sản đã khiến nhiều nước châu Âu điêu đứng. Ngoài thiệt hại hàng chục trăm tỷ USD, Ủy ban châu Âu còn phải xem xét và thông qua các gói hỗ trợ trị giá hàng trăm triệu USD cho nông dân các quốc gia bị ảnh hưởng.

Việc lệnh hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ thịt của Moscow có hiệu lực ít ngày sau khi Nga - Ukraine -
Sau khi thành trì Donetsk rung chuyển bởi các vụ pháo kích, ông Aleksandr Zakharchenko - người đứng đầu chính quyền ly khai Donetsk cho biết, lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine đã chấm dứt. Tuyên bố đơn phương chấm dứt lệnh ngừng bắn này làm dấy lên lo ngại sẽ phá hỏng tiến trình bầu cử Quốc hội Ukraine dự kiến tổ chức vào ngày 26/10.
EU đạt được thỏa thuận mang tính tạm thời nhằm cấp đủ lượng khí đốt cho Ukraine đến tháng 3/2015 cho thấy, bất đồng của các bên là rất lớn. Trước đó, trong bài phát biểu tại sự kiện do đảng cầm quyền nước Nga thống nhất tổ chức tại Moscow, Ngoại trưởng Sergei Lavrov không ngần ngại chỉ ra, việc EU áp đặt những biện pháp trừng phạt mới với nước này sau khi chính quyền Kiev và phe ly khai ký thỏa thuận ngừng bắn cho thấy, tình hình ở Ukraine đang bị lợi dụng nhằm áp đặt sự lãnh đạo của các nước phương Tây "lên toàn bộ không gian châu Âu - Đại Tây Dương". Vì thế, nhiều nhà quan sát cho rằng, cuộc chiến các đòn trừng phạt và trả đũa giữa Nga và phương Tây chắc chắn sẽ còn tiếp diễn, gây thiệt hại cho cả 2 bên và kéo dài những tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, việc Nga đang cân nhắc sẽ cấm các công ty nhà nước nhập khẩu xe hơi, thiết bị nặng và các sản phẩm kim loại từ nước ngoài, trong đó có châu Âu mà Nga có thể sản xuất được, sẽ cản trở nỗ lực kích thích xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà Eurozone đang cố gắng thực hiện.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần