Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khả năng châu Âu nối gót Mỹ ngừng nhập khẩu dầu Nga?

Kinhtedothi - Mỹ đã quyết định cấm nhập khẩu mặt hàng này vào đầu tháng này, nhưng các đồng minh quốc tế cho đến nay vẫn từ chối có động thái tương tự.

Liên minh châu Âu không có khả năng áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ ngay lập tức đối với Nga vì chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine, CNBC dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết. 

Mỹ đã quyết định cấm nhập khẩu mặt hàng này vào đầu tháng này, nhưng các đồng minh quốc tế cho đến nay vẫn từ chối có động thái tương tự do vẫn còn phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Năm 2020, nhập khẩu dầu của Nga chiếm khoảng 25% lượng dầu mua của EU, theo văn phòng thống kê của khu vực.

Các bể chứa dầu ở cảng Transneft-Kozmino gần thị trấn Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters

Sự miễn cưỡng của EU với khả năng ngừng nhập khẩu dầu Nga đẩy giá dầu giảm vào phiên ngày 22/3. Giá dầu Brent giao sau giảm khoảng 0,6% trong đầu giờ giao dịch xuống 114,96 USD/thùng.

Trong khi Ba Lan và các quốc gia Baltic là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất việc hạn chế mua dầu của Nga, các quốc gia khác - đặc biệt là Đức và Hungary - lại lo ngại về ý nghĩa của bước đi này đối với giá cả.

“Chỉ có một số quốc gia ủng hộ [lệnh cấm vận dầu mỏ]," một quan chức EU giấu tên chia sẻ với CNBC.

Nhu cầu của Đức đối với dầu của Nga là một cứu cánh quan trọng đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, RBC Capital’s Croft cho biết.

Một quan chức EU giấu tên thứ hai cho biết: “Các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục nhưng khả năng sẽ không có quyết định nào trong tuần này trừ khi ông Putin làm điều gì đó còn thái quá hơn”.

Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ tập trung tại Brussels vào cuối tuần này để phối hợp hơn nữa đối phó với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự sự kiện.

Đe dọa vũ khí hóa học

Mỹ gần đây đã nêu bật khả năng Nga sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine. Điều này xảy ra sau khi chính Nga cáo buộc Ukraine vận hành các phòng thí nghiệm vũ khí hóa học và sinh học do Mỹ hậu thuẫn. 

Khi được hỏi việc Nga sử dụng vũ khí hóa học sẽ gây ra phản ứng gì đối với các nước châu Âu, quan chức EU giấu tên cho biết: “Vậy thì sẽ không có gì phải bàn”.

“Nếu Nga bắt đầu sử dụng vũ khí hóa học, chúng ta sẽ ở trong một tình huống khác,” quan chức trên cho biết, đồng thời khẳng định lệnh cấm khai thác dầu có thể là một trong những lựa chọn để đáp trả.

Tags
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ