Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai mạc Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Kinhtedothi - Sáng 9/4 (mùng 1/3 âm lịch), tỉnh Phú Thọ tổ chức Khai mạc Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 tại sân khấu Trung tâm lễ hội - Khu Di tích lịch sử đền Hùng.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng cho biết: Chuỗi các sự kiện trong Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa- Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 nhằm tôn vinh truyền thống yêu nước, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hướng về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên; đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên quê hương Đất Tổ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng phát biểu khai mạc Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa- Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.

Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm nay được tổ chức từ ngày 9-18/4 (tức từ ngày 1 - 10/3 năm Giáp Thìn) với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, gắn kết chặt chẽ với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ.

Người dân không chỉ được chứng kiến các hoạt động tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng mà còn được trải nghiệm và tham gia nhiều hoạt động đặc sắc như những lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa cùng nhiều giải đấu thể thao sôi động.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 

Đây là cơ hội để những người con Đất Tổ, du khách thập phương ôn lại tiến trình lịch sử của dân tộc - tôn vinh các di sản văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ; đồng thời thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giao lưu và hòa nhập.

Trước đó, trong các hoạt động hướng về ngày giỗ Tổ, ngày 8/4, tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng, Bộ Quốc phòng phối hợp với tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ khánh thành Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong".

Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong".

Công trình là điểm nhấn quan trọng trong hành trình những điểm đến thiêng liêng của đền Hùng, tạo sự đồng bộ với các công trình kiến trúc và không gian, cảnh quan uy nghiêm, linh thiêng của Khu di tích, hội tụ các giá trị lịch sử, văn hóa từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh; đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa; là nơi để đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đến tưởng niệm, thể hiện lòng kính trọng, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Infographic: Hằng Phạm
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ di tích, di sản có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, khoán trắng cho Ban Quản lý di tích; nhiều nơi thiếu nguồn lực, nhân sự để bảo vệ dẫn tới không quản lý xuể trong khi ý thức của du khách còn hạn chế.

Hào hoa vẫn ở đây...

Hào hoa vẫn ở đây...

05 Jul, 05:50 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nghìn năm văn hiến không chỉ ôm ấp trong lòng đô thị những giá trị lịch sử, kiến trúc, mà còn lưu giữ cả lối sống và tâm thức đô thị đặc trưng. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là các lần thay đổi địa giới hành chính trong thời kỳ hiện đại, bản sắc Hà Nội không ngừng “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”, để hình thành những đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa phố cổ và đô thị mới, giữa làng quê và thành thị. Nhưng hào hoa Hà Nội thì vẫn ở đây, trên từng con phố và sâu trong tâm thức đô thị…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ