Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tranh luận về bài phát biểu của Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội:

Khó khăn, thiếu thốn, áp lực… đang bào mòn khát vọng của nhà giáo

Kinhtedothi – Bài phát biểu của GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã mở ra nhiều suy nghĩ, trăn trở về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo trong cuộc sống hôm nay. Tuy vậy, xen kẽ giữa những lời gan ruột đó, nhiều người trong và ngoài ngành bày tỏ quan điểm khác.
GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam
GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Trong mắt nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, GS Nguyễn Văn Minh là người thầy lớn, hội tụ đầy đủ tri thức, nhân cách và tầm hiểu biết. Dư luận biết đến GS Minh là một nhà giáo dục đầy nhiệt huyết, luôn gắn bó, trăn trở với công tác đào tạo ngành sư phạm nói riêng và với sự nghiệp GD&ĐT nói chung.

Trong bài phát biểu nhân dịp 20/11, GS Minh đã chia sẻ về kí ức vất vả nhưng đẹp đẽ và đáng quý trong giai đoạn đầu ông đứng trên bục giảng. Để rồi, từ mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn nắng gió ấy, một tình yêu đất, yêu người, yêu nghề đã dần ngấm vào máu thịt của thầy giáo trẻ.

Cùng với đó, GS Minh cũng bày tỏ quan điểm, cách nhìn đầy thấu hiểu và thẳng thắn về nghề giáo; về những điều đã, đang và sẽ xảy ra với sinh viên sư phạm, với chính những nhà giáo đứng trên bục giảng hôm nay.

Theo dõi bài phát biểu của GS Minh, nhiều thế hệ giáo viên, sinh viên bày tỏ sự đồng tình nhưng cũng có ý kiến phản biện khi cho rằng, điều GS nói có ý chưa thật công bằng với họ.

Nhiều giáo viên vượt khó vươn lên

Thẳng thắn chia sẻ về vai trò của nhà giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay, GS Nguyễn Văn Minh cho biết: “Tôi lấy làm ái ngại khi nói về chúng ta, những người đang làm thầy và sẽ làm thầy trong một bối cảnh có quá nhiều điều suy ngẫm... Người thầy đang ở giữa những bộn bề khó khăn trước đòi hỏi đổi mới, trước những kỳ vọng chính đáng, trước những lo toan cuộc sống hàng ngày...”.

Nhà giáo "là những người đồng hành, những người khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người học" (Ảnh minh họa)

Theo GS Nguyễn Văn Minh, nhà giáo "là những người đồng hành, những người khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người học để trong họ trỗi lên sự khát khao và can đảm chinh phục cái mới. Kinh nghiệm càng nhiều thì càng quý, nhưng nếu chỉ kinh nghiệm mà không cập nhật cái tiến bộ thì trở thành bảo thủ ghê gớm và rồi thành lạc lõng giữa thời cuộc… Hãy dạy cho trẻ dám bước ra khỏi vùng an toàn….

Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tha thiết mong “người lớn, hãy làm gương... Nhà trường, thầy cô nơi bồi đắp cho con trẻ những giá trị và chuẩn mực ban đầu. Nhưng đời sống thực là thước đo chính xác nhất giá trị và bản lĩnh mỗi người. Đời sống thực chính là mỗi chúng ta, mỗi người lớn, mỗi phụ huynh, đừng để trẻ nghi ngờ điều ta dạy cho chúng và điều ta làm. Hãy tạo niềm tin cho chúng bằng hành động của chính mình…. Khó khăn, thiếu thốn, áp lực… sẽ bào mòn khát vọng chính đáng của mỗi chúng ta và đồng nghiệp chúng ta…”.

Chia sẻ quan điểm của mình, không ít giáo viên thừa nhận rằng, khó khăn, thiếu thốn, áp lực… trở thành nguyên nhân khiến số lượng khá lớn giáo viên chán việc, bỏ việc thời gian qua. Những trường hợp đó, quả thật khó khăn đã bào mòn khát vọng chính đáng, tình yêu nghề của họ. Nhưng ngược lại, trong số hơn 1,6 triệu giáo viên hôm nay, đại đa số nhà giáo dù khó khăn đến mấy vẫn nỗ lực khắc phục vươn lên, yêu nghề và nguyện gắn bó với nghề, hết lòng vì con trẻ.

Nghề nào cũng lo lắng về cái ăn, cái mặc, không riêng gì nghề giáo!

Vẫn trong bài phát biểu của mình, GS Minh nhấn mạnh những người làm nghề giáo hãy “đừng để con tim của mình nguội lạnh rồi thờ ơ với những phận đời và tương lai của bao thế hệ. Làm nhà giáo, bằng yêu thương lan tỏa yêu thương rồi yêu thương sẽ ươm mầm cho niềm tin sinh sôi nảy nở".

Nhiều nhà giáo vượt khó vươn lên (Ảnh: Nhà giáo Hà Văn Thạo, Trường Mầm non Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, 1 trong 200 Nhà giáo tiêu biểu năm 2023)
Nhiều nhà giáo vượt khó vươn lên (Ảnh: Nhà giáo Hà Văn Thạo, Trường Mầm non Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, 1 trong 200 Nhà giáo tiêu biểu năm 2023)

GS Minh lặp lại từ “giá như” nhiều lần, trong đó có câu: “Giá như mỗi thầy cô không quá lo lắng về cái ăn, cái mặc thì họ sẽ thanh thản hơn trong tâm hồn và dành hết thời gian cho con trẻ thì tốt đẹp biết nhường nào”.

Với ý kiến này, nhiều bạn đọc bày tỏ: Làm bất cứ nghề gì, trước hết đều là lao động để mưu sinh; để lo cái ăn, cái mặc cho bản thân, con cái, gia đình. Ai cũng mong sống đời thanh thản, dành toàn tâm toàn ý cho công việc nhưng cuộc sống quá đỗi khó khăn. Nhà giáo cũng không ngoại lệ. Lao động của nhà giáo là lao động vất vả nhưng đầy vinh quang. Sự nhiệt huyết, sáng tạo của mỗi nhà giáo là thước đo của quá trình lao động sáng tạo và nghiêm túc.

GS Minh chia sẻ: “Chúng ta cảm thông, sẻ chia với đồng nghiệp của mình đang dạy học những nơi xa xôi cách trở, nơi trùng điệp của núi non, trăm bề thiếu thốn. Điều đáng tiếc, chúng ta là những người cùng cảnh ngộ nên cũng chẳng làm được gì hơn ngoài sự đồng cảm. Nhưng chính họ cũng cho chúng ta niềm tin về những giá trị cao đẹp”.

"“Điều đáng tiếc” ở đây không phải lúc nào cũng đáng tiếc bởi hàng năm có hàng vạn nhà giáo, học sinh, phụ huynh ở miền xuôi vận động phong trào quyên góp hoặc các đợt thiện nguyện (gom quần áo, sách vở, đồ ăn, vật chất…) để ủng hộ học trò và giáo viên vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Có thể những đóng góp chưa nhiều nhưng thể hiện tinh thần nhân ái, giúp đỡ đồng nghiệp một cách tích cực và cụ thể của đội ngũ giáo viên", bạn đọc Nguyễn Hoa nêu ý kiến.

"Trước mắt chúng ta là khó khăn và đầy rẫy thách thức, cả hữu hình và vô hình. Nhưng vận hành thay đổi của thời đại thì không dừng lại. Những tác động của thời cuộc đến với chúng ta từng giây, từng phút; công nghệ như là một sự hối thúc đến với muôn người từ muôn mặt đời sống….. Chúng ta không đủ thời gian, không đủ hiểu biết để dạy cho trẻ tất cả. Bồi đắp giá trị, gieo mầm khát vọng để mỗi trẻ vươn lên và đứng vững trước cuộc đời, trước thời đại như là khát vọng của người thầy", Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay.

GS Nguyễn Văn Minh cũng bày tỏ sự khâm phục, niềm tự hào với các thấy cô hôm nay; gửi lới nhắn nhủ đến các nhà trường, các sinh viên, các bậc phụ huynh, đồng thời khẳng định: “Tất cả chúng ta không thể tức thời xóa đi cái xấu, cái thù hận, cái lạc hậu, cái bảo thủ; mà chỉ có cách làm cho cái tốt, tình yêu thương, cái tiến bộ trội lên để thu hẹp dần không gian cái xấu. Cần có một sự chung tay... Dù thế nào hãy giữ vững niềm tin, nỗ lực trong công việc và đừng bao giờ để con tim mình nguội lạnh".

Các nhà giáo góp phần kiến tạo nhiều giá trị cao đẹp cho xã hội

Các nhà giáo góp phần kiến tạo nhiều giá trị cao đẹp cho xã hội

Tôn vinh đóng góp của ngành giáo dục và đội ngũ nhà giáo Thủ đô

Tôn vinh đóng góp của ngành giáo dục và đội ngũ nhà giáo Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ