Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khởi công xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Kinhtedothi- Sáng 31/3, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) phối hợp tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: LCĐT.

Công trình cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát - Bá Sái có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng. Trong đó, cầu chính vượt sông Hồng dạng cầu dây văng tháp thấp, gồm 3 nhịp, chiều dài 230m, chiều rộng cầu 35m. Thời gian thi công trong 18 tháng với mục tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2026. Kinh phí xây dựng cầu phía Việt Nam thực hiện 300 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai.

Vị trí xây dựng cầu vượt sông Hồng phía Việt Nam tại khu vực cửa khẩu Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; cách cột mốc 97 (2) khoảng 700m về phía hạ lưu sông Hồng. Đây là cây cầu thứ tư được xây dựng trong khu vực kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh cho biết: trong những năm qua, với sự nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Lào Cai - tỉnh Vân Nam không ngừng phát triển và thu được những kết quả hết sức tích cực, toàn diện.

Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát - Bá Sái.

Lào Cai và Vân Nam là điểm kết nối chiến lược giữa hai nước để thực hiện tốt kế hoạch hợp tác kết nối trong khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”; thúc đẩy kết nối hạ tầng chiến lược giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, hạ tầng cửa khẩu, kết hợp giữa “kết nối cứng” về hạ tầng và “kết nối mềm” về giao lưu hợp tác kỹ thuật, hải quan thông minh, giảm chi phí logistics qua cửa khẩu với cùng mục tiêu đạt giá trị xuất nhập khẩu trên 10 tỷ USD trước năm 2030.

Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát - Bá Sái là công trình rất quan trọng, cần thiết, không chỉ có ý nghĩa kết nối hạ tầng giao thông giữa hai nước mà còn khẳng định vai trò cửa ngõ giao thương của tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc; thúc đẩy thương mại điện tử, hội chợ triển lãm, tăng cường hợp tác hải quan, mở rộng xuất khẩu hàng hóa, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần để Lào Cai là một cực tăng trưởng” của vùng trung du miền núi phía Bắc; đưa Lào Cai cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn vinh và thịnh vượng của dân tộc.

Để hoàn thành xây dựng công trình vượt tiến độ trước 30/6/2026 (vượt tiến độ 3 tháng), Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai đề nghị các cơ quan của chính quyền địa phương hai nước Việt - Trung tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các bên có liên quan tổ chức triển khai xây dựng công trình đạt tiến độ, chất lượng theo yêu cầu. Chủ đầu tư công trình, nhà thầu thi công, tư vấn tập trung nguồn lực, nhân lực, thiết bị, máy móc để việc thi công công trình bảo đảm an toàn, đạt chất lượng cao và về đích đúng thời hạn.

Các đại biểu phía Việt Nam tiến hành lễ động thổ tại công trình. Ảnh: LCĐT.

Phát biểu tại Lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Tuấn Anh khẳng định, cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát - Bá Sái là công trình trọng điểm không chỉ của tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam mà còn của cả hai nước. Công trình nằm trên tuyến giao thông huyết mạch, đóng vai trò rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa hai địa phương và tạo ra động lực lớn cho phát triển thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Sau khi công trình được hoàn thành sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác về kinh tế, đầu tư, nâng cao đời sống của Nhân dân hai bên biên giới. Đồng thời cũng là minh chứng cho nỗ lực trong việc thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước tại Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về “hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới”.

Với tầm quan trọng của dự án, Bộ Xây dựng Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của tỉnh Lào Cai và Trung Quốc để đảm bảo công trình được triển khai, xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng đúng tiến độ, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ