Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khơi điểm nghẽn logistics để dòng chảy kinh tế lưu thông

Kinhtedothi - Ngành logistics Việt Nam ghi nhận những bước phát triển nhanh và mạnh với tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm. Logistics đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Các trung tâm Logistics là giải pháp góp phần khơi thông dòng chảy kinh tế khi kết nối, hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Mạch máu của nền kinh tế

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có những diễn biến mới phức tạp, các trung tâm logistics được nhận định sẽ góp phần kết nối, hoàn thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Logistics được ví như mạch máu của nền kinh tế quốc dân, có vai trò kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế. Trung tâm logistics càng có vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa các dòng lưu thông hàng hóa, tài chính và thông tin. Do đó, phát triển các trung tâm logistics là một trong những nội dung được nhiều địa phương chú trọng.

Mekong Express kết nối cảng Cái Cui (Cần Thơ) và cảng Cái Mép.

Nhiều trung tâm logistics hiện đại, với cơ sở hạ tầng đồng bộ ngày càng được các địa phương và doanh nghiệp quan tâm đầu tư, phát triển. Các địa phương có lợi thế về Logistics đều xây dựng trung tâm logistics như: Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc; Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn; Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang…

Các trung tâm logistics được xây dựng nhằm thực hiện các chức năng từ cơ bản đến nâng cao như: lưu trữ, xếp dỡ hàng hóa, phân loại hàng hóa, tạo ra các giá trị gia tăng, chuyển tải logistics ngược, các hoạt động về xúc tiến thương mại cũng như thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Với các chức năng này, trung tâm logistics có vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa các dòng lưu thông về hàng hóa, tài chính và thông tin. Các mô hình trung tâm logistics được coi là mô hình thực hiện hiệu quả kết nối, liên kết các ngành kinh tế, các địa phương và các vùng kinh tế.

Một góc cảnh Thị Vải.

Dù tăng về quy mô, số lượng của các trung tâm logistics rất lớn, cho thấy nhu cầu đối với của thị trường hiện nay cũng vẫn còn rất lớn. Song bà Đặng Hồng Nhung (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) chỉ ra sự phát triển trong giai đoạn vừa qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, chưa hình thành được những trung tâm logistics quốc gia và thậm chí là của các khu vực mà có vai trò dẫn dắt thị trường, dẫn dắt các quy hoạch logistics của quốc gia. Thứ hai, công tác quy hoạch và gắn kết giữa quy hoạch hệ thống giao thông vận tải với quy hoạch trung tâm logistics hiện nay đôi chỗ vẫn còn nhiều bất cập.

Thứ ba, công tác thu hút đầu tư và phát triển hệ thống trung tâm logistics còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đầu tư trung tâm logistics đã được đưa vào danh mục ngành nghề đầu tư ưu đãi. Tuy nhiên các ưu đãi nó vẫn chưa mang tính cụ thể, chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp (DN).

Thứ tư, không phải DN nào cũng nhận thức được của việc thuê ngoài các dịch vụ logistics, vì thế mà các trung tâm logistics còn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn khách hàng.

"Bên cạnh sự đầu tư của DN, rất cần những giải pháp gì về cơ chế chính sách, nguồn lực, công nghệ… hỗ trợ phát triển và kết nối hiệu quả các trung tâm logistics, qua đó thúc đẩy sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng Việt Nam" - bà Đặng Hồng Nhung nói.

Gợi mở giải pháp

Thực tế cho thấy, hiện chưa có sự kết nối giữa các trung tâm logistics thành mạng lưới, nên chưa thực sự phát huy hết ưu thế của mô hình này. Các quy định về cơ chế quản lý và chính sách liên quan đến phát triển trung tâm logistics còn thiếu và chưa cụ thể. Mặc dù đã có trong các định hướng, nhưng quy định cụ thể như thế nào là trung tâm lưu tích hay là các phân loại, phân hạng trung tâm logistics, tiêu chí đối với với trung tâm logistics hiện tại chưa có.

Kho cảng LNG Thị Vải.

Theo Tổng Giám đốc Công ty CP Tiếp vận Hòa Phát (Hòa Phát Logistics) Hoàng Đình Kiên, thị trường Logistics ngày càng cạnh tranh dẫn đến câu chuyện thay đổi và gián đoạn chuỗi cung ứng. DN logistics vừa gặp áp lực rất lớn từ việc tăng chi phí, vừa không thể đẩy giá dịch vụ lên cao. Chưa kể đến câu chuyện về quản trị, nhân lực con người...

Do đó ông đề xuất cần có chương trình và chính sách ưu đãi cụ thể đối với các trung tâm logistics để tăng nội lực cho các trung tâm có thể phát triển tốt nhất; tạo điều kiện để cho các trung tâm logistics được tiếp cận và cung cấp giải pháp trực tiếp kết nối giữa chính quyền - Nhà nước - các công ty, khách hàng, các nhãn hàng và các công ty logistics

"Tôi rất mong rằng từ phía góc độ của Nhà nước sẽ hỗ trợ để ban hành các quy định và cũng tạo điều kiện để cho các trung tâm logistics được tiếp cận và cung cấp giải pháp trực tiếp kết nối giữa chính quyền - Nhà nước và các công ty, khách hàng, các nhãn hàng và các công ty logistics" - ông Hoàng Đình Kiên nói.

Đồng quan điểm, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang Trương Thị Mùi cho hay, để thúc đẩy phát triển các trung tâm logistics, ngoài nỗ lực của các chủ đầu tư, các DN , vai trò hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước rất quan trọng. Bên cạnh đó, quy hoạch các trung tâm logistics, các vị trí trong mạng lưới quốc gia hay địa phương cần gắn với quy hoạch tổng thể, bố trí các mạng lưới giao thông.

Trong khi đó, Phó Giám đốc Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn Đào Văn Thuấn kiến nghị phân vai giữa các trung tâm logistics, tránh tình trạng trùng chức năng cũng như quy hoạch manh mún, không có sự đồng nhất, không mang lại hiệu quả. Việc xây dựng các trung tâm logistics với quy mô lớn cần đồng bộ quy hoạch hạ tầng cao tốc, hạ tầng đường sắt cũng như quy hoạch về cảng cạn ICD. Hỗ trợ các nguồn lực đủ tốt để các DN logistics tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư hạ tầng, đầu tư công nghệ hiện đại. Cần hỗ trợ đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo ra được sức mạnh cạnh tranh trong việc tạo ra một hệ sinh thái logistics

Dưới góc độ của cơ quan quản lý Nhà nước, bà Đặng Hồng Nhung, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương thẳng thắn, để có thể thu hút được DN trong lĩnh vực đầu tư trung tâm logistics,  các địa phương phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, những chính sách hỗ trợ mang tính thực chất, chủ động dẫn dắt mô hình hợp tác công - tư...

Về phía DN logistics và các trung tâm logistics cần tái cấu trúc để ứng dụng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng đến những mô hình kinh doanh bền vững hơn

Đối với trung tâm logistics, địa phương có thể hỗ trợ lo vấn đề về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, về đất đai, còn DN sẽ đầu tư vận hành kho bãi và ứng dụng công nghệ sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn để cho cả hai bên có thể cùng phát triển nhanh và bền vững hơn. 

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Nhận thức được vai trò quan trọng của trung tâm logistics, ngay từ năm 2035, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1012 phê duyệt Kế hoạch quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030... Ngoài ra, tại Quyết định 200 cũng đã đưa ra mục tiêu tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics, cấp khu vực và cấp quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước và đưa Việt Nam trở thành đầu mối logistics của khu vực.

Nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển dịch vụ logistics cảng Cái Cui

Nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển dịch vụ logistics cảng Cái Cui

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HANOISME tiến hành Đại hội Đảng lần II vì sự phát triển của doanh nghiệp

HANOISME tiến hành Đại hội Đảng lần II vì sự phát triển của doanh nghiệp

14 Jun, 09:34 PM

Kinhtedothi - Đảng bộ HANOISME nhiệm kỳ qua đã khẳng định vai trò hạt nhân chính trị trong cộng đồng doanh nghiệp (DN), xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, vì một cộng đồng DN phát triển bền vững "Đổi mới – Đoàn kết – Trách nhiệm – Phát triển"... Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đảng bộ HANOISME đã tiến hành Đại hội và bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành...

Yêu cầu Công ty Nestlé Việt Nam thu hồi các sản phẩm sữa quảng cáo sai

Yêu cầu Công ty Nestlé Việt Nam thu hồi các sản phẩm sữa quảng cáo sai

14 Jun, 07:47 PM

Kinhtedothi -Ngày 14/6, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (đóng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP Biên Hòa) số tiền 80 triệu đồng vì có 2 hành vi vi phạm liên quan đến quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, yêu cầu Công ty này thực hiện ngay các biện pháp khắc phục hậu quả, cải chính thông tin, thu hồi sản phẩm.

Doanh nhân 8X - kết nối sức mạnh, cộng hưởng giá trị

Doanh nhân 8X - kết nối sức mạnh, cộng hưởng giá trị

14 Jun, 03:52 PM

Kinhtedothi - Sự kiện Business Matching CEO 1983 - 1987 - 1989 quy tụ gần 100 doanh nhân đại diện cho thế hệ lãnh đạo 8X do Câu lạc bộ CEO 1983 phối hợp cùng CEO 1987, CEO 1989 vừa được tổ chức thành công. Chương trình được thực hiện dưới sự bảo trợ của Liên minh Doanh nhân 8X và Hội Doanh nghiệp (DN) trẻ Hà Nội (HanoiBA).

VietinBank: Nhân tài là trái tim của Chuyển đổi

VietinBank: Nhân tài là trái tim của Chuyển đổi

13 Jun, 04:53 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên số, VietinBank xác định Chuyển đổi số là một trong bốn trụ cột chiến lược quan trọng giúp VietinBank định hình vị thế tiên phong và kiến tạo tương lai mới. Đó là sự chuyển đổi không chỉ về công nghệ mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về con người, mô hình hoạt động và tư duy. Để hiện thực hóa Hành trình Chuyển đổi, VietinBank đang đẩy mạnh thu hút nhân tài số, xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ