80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không thể chậm trễ

Kinhtedothi - Lũ lên trên sông Bùi khiến hàng ngàn hộ dân thuộc huyện Chương Mỹ rơi vào cảnh ngập lụt.

Đó không phải là câu chuyện hiếm gặp, mà đang xảy ra với tần suất ngày một dày hơn, ngay giữa Thủ đô. Bao giờ người dân hàng chục xã vùng ven sông Bùi không còn thấp thỏm với nỗi lo lũ lên là câu hỏi đặt ra cấp thiết.

Cuối tháng 7 vừa qua, nước sông Bùi lên cao vượt mức báo động III, tràn đê hữu Bùi trong nhiều ngày đã khiến gần 3.000 hộ dân các xã ven sông thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ rơi vào cảnh ngập lụt. Cho đến hôm nay, nước rút hoàn toàn, cuộc sống của người dân mới dần ổn định sau gần nửa tháng sống chung với ngập lụt.

Đợt ngập lụt vừa xảy ra đã là lần thứ tư trong vòng 15 năm trở lại đây, người dân hàng chục xã vùng ven sông Bùi như: Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hữu Văn, Thủy Xuân Tiên… rơi vào cảnh ngập lụt khi mùa mưa lũ đến. Trước đó, hàng nghìn hộ dân nơi vùng “rốn lũ” của huyện Chương Mỹ cũng phải chịu cảnh ngập lụt nghiêm trọng trong các đợt mưa lũ của các năm 2008, tháng 10/2017 và tháng 7/2018.

Cứ sau mỗi đợt ngập lụt, các sở ngành của TP Hà Nội lại thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp. Các nhà khoa học của Viện Khoa học thủy lợi hay Viện Quy hoạch thủy lợi cũng tích cực tham gia, triển khai nhiều đề tài nghiên cứu để tìm giải pháp tiêu úng và phòng, chống lũ lên trên sông Bùi. Dù vậy, tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra do thiếu đi những giải pháp căn cơ.

Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội từng chia sẻ rằng, tình trạng ngập lụt tại huyện Chương Mỹ được xem là hệ quả của hai nguyên nhân: lượng mưa lớn kéo dài trên diện rộng và ảnh hưởng của lũ rừng ngang từ huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đổ về, khiến mực nước sông Bùi lên cao.

Nhận biết được nguyên nhân, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với một số viện nghiên cứu chuyên ngành, tổ chức đoàn công tác, đến làm việc trực tiếp với cơ quan chuyên môn của tỉnh Hòa Bình để bàn giải pháp. Những ý tưởng như xây dựng hồ chứa và hệ thống kênh dẫn để cắt lũ rừng ngang, hay nâng cấp tổng thể hệ thống đê sông Bùi… đã được đề cập. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ cho vấn đề này thì hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

Để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra tại vùng “rốn lũ” huyện Chương Mỹ, TP đang giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội triển khai một số dự án cải tạo, nâng cấp trạm bơm tiêu thoát nước dọc sông Bùi. Hiện, các dự án vẫn đang được chủ đầu tư tích cực triển khai; sau khi hoàn thành, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu nguy cơ ngập lụt cho các địa phương vùng ven sông Bùi.

Thực tế, đê sông Bùi mới dừng ở việc bị tràn nhưng đã để lại hậu quả nặng nề cho nhiều địa phương ven sông. Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc ổn định đời sống của cư dân ven sông, nỗi lo ngập lụt còn khiến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội bị gián đoạn. Trong bối cảnh thiên tai diễn biến ngày một bất thường hiện nay, không ai dám chắc đê sông Bùi không thể bị vỡ. Và đến khi đó, hậu quả sẽ rất khôn lường.

Cũng bởi vậy, việc sớm tìm ra một giải pháp căn cơ, lâu dài để tăng cường tính chống chịu với mưa lũ cho hệ thống sông Bùi là vấn đề mà các sở, ngành của TP Hà Nội cần đặc biệt quan tâm, không thể chậm trễ trong thực hiện. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

Ngập lụt chấm dứt tại Hà Nội

Ngập lụt chấm dứt tại Hà Nội

Thuỷ điện Thác Bà xả lũ gây ngập lụt nghiêm trọng

Thuỷ điện Thác Bà xả lũ gây ngập lụt nghiêm trọng

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng hiệu quả, giảm lãng phí

Tăng hiệu quả, giảm lãng phí

18 Jul, 07:00 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống trụ sở của các xã, phường và sắp xếp các trụ sở dôi dư bảo đảm theo đúng quy định trong xử lý tài sản công đang là vấn đề được quan tâm sau hơn nửa tháng vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó, việc rà soát, xác định rõ phương án với từng cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm lãng phí, thất thoát là bài toán quan trọng...

“Đại phẫu” cơ chế quản lý

“Đại phẫu” cơ chế quản lý

18 Jul, 05:03 AM

Kinhtedothi - Vụ việc một số lãnh đạo, cán bộ của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) bị khởi tố vì nhận hối lộ để “hợp thức hóa” hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) không chỉ khiến dư luận phẫn nộ, mà còn phơi bày một mảng tối kéo dài trong công tác quản lý Nhà nước.

Đồng hành để có tương lai xanh

Đồng hành để có tương lai xanh

17 Jul, 05:48 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025, với lộ trình cụ thể từ tháng 7/2026, xe máy chạy xăng sẽ không được phép lưu thông trong Vành đai 1 Hà Nội. Muốn đạt được mục tiêu đó cần phải hỗ trợ người dân chi phí chuyển đổi sang xe máy điện và các loại phương tiện khác.

Cần chính sách toàn diện

Cần chính sách toàn diện

15 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay, việc truy xuất để xác thực nguồn gốc hàng hoá và truy xuất để quản lý hàng hóa là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Đã có những quy định, những tổ chức, DN triển khai việc này, nhưng vẫn manh mún, rời rạc và thiếu một cơ chế xuyên suốt thống nhất toàn quốc.

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

14 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa, trong đó yêu cầu từ ngày 1/1/2026 các khách sạn, khu du lịch không sử dụng và lưu hành sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhiều người cho rằng đây là một bước đi mạnh mẽ, cần thiết và đáng được lan tỏa rộng rãi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ