Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không thể cứ cần là nới room

Kinhtedothi - Vừa qua, hàng loạt ngân hàng thương mại đã ồ ạt xin nới room tín dụng. Nguyên nhân là do từ đầu năm đến nay, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 8,16%, nhiều ngân hàng đã sử dụng gần hết room được cấp.

Mặt khác, nền kinh tế đã phục hồi trở lại nên nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, DN sẽ càng cao.

Theo lãnh đạo nhiều tổ chức tín dụng, sau 2 năm Covid-19, nhu cầu vốn của DN giống như cơn khát sau trận hạn hán, nên dư nợ tăng rất nhanh và ngân hàng sớm cạn room khi kết thúc 2 quý đầu năm nay. Vì vậy, đề xuất nới hạn mức tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp được đánh giá là chấp nhận được.

Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, việc các ngân hàng chạy đua bơm vốn ra nền kinh tế. Nhiều giai đoạn tín dụng tăng nóng, có năm thậm chí tăng trên 50% đặt nền kinh tế đứng trước hàng loạt nguy cơ như lạm phát, nợ xấu… Vì thế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có lý do để không chiều lòng đề xuất này với tất cả các ngân hàng.

Số liệu thống kê của NHNN 3 năm trở lại đây cho thấy, room tín dụng mà các ngân hàng thương mại đăng ký luôn trên 20%, vượt xa khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế. Nếu chiều theo nhu cầu tăng trưởng tín dụng trên của các ngân hàng thương mại, áp lực với lạm phát là rất lớn. Bởi vì để phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ phải chạy đua tăng lãi suất huy động, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo.

Dù cứng rắn với việc bơm vốn thiếu kiểm soát, tuy nhiên, cửa tăng hạn mức tín dụng của các ngân hàng vẫn sẽ không đóng hoàn toàn. Phía NHNN cho biết, cơ quan quản lý sẽ xem xét, tính toán, điều hành khối lượng tín dụng đưa ra nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, phù hợp với chính sách lãi suất và các quan hệ vĩ mô khác, đồng thời tạo dư địa để chính sách hỗ trợ lãi suất 2% được thực hiện.

Mỗi năm, NHNN đều đưa ra chỉ tiêu tín dụng định hướng, nhưng đều có sự điều chỉnh linh hoạt tùy diễn biến thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và dựa vào sức khỏe của từng tổ chức tín dụng. Và giải pháp được các chuyên gia đưa ra là các ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cho vay để giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, hiện nay nhiều ngân hàng vẫn chưa sử dụng hết room tín dụng được cấp. Vì vậy, cần tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế.

Một giải pháp quan trọng khác nữa là có các giải pháp phát triển thị trường vốn bền vững để giảm dần gánh nặng vốn ngân hàng. Chuyển tải dần vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế từ hệ thống ngân hàng sang các thị trường vốn khác như thị trường chứng khoán, trái phiếu DN… là cần thiết để DN có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, một đề xuất khác được đưa ra là NHNN nên kiểm soát tăng trưởng tín dụng thông qua tiêu chuẩn về vốn theo Basel, kết hợp với công cụ quản lý ngân hàng hiện đại như kiểm tra định kỳ. Điều này vẫn tạo ra giới hạn tín dụng cho các ngân hàng, nhưng trên cơ sở định lượng, khách quan và minh bạch hơn.

Như vậy, mục tiêu hướng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt lĩnh vực rủi ro, cũng như điều tiết dòng tiền để kiểm soát mục tiêu lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô... của NHNN sẽ được hỗ trợ thực hiện tốt hơn và tạo thêm lòng tin cho người dân, DN về tính minh bạch của thị trường.

Tín dụng đen làm nhiễu loạn thị trường cho vay tiêu dùng

Tín dụng đen làm nhiễu loạn thị trường cho vay tiêu dùng

Tín dụng đen núp bóng app cho vay tràn lan và mất kiểm soát

Tín dụng đen núp bóng app cho vay tràn lan và mất kiểm soát

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Để thị trường bất động sản minh bạch, bền vững

Để thị trường bất động sản minh bạch, bền vững

22 May, 04:56 AM

Kinhtedothi - Đề xuất thí điểm mô hình trung tâm giao dịch bất động sản (BĐS) do Nhà nước quản lý của Bộ Xây dựng là một trong những giải pháp quan trọng trong lộ trình số hóa giao dịch, đồng thời là bước tiến mới để giúp thị trường phát triển minh bạch, bền vững và chuyên nghiệp hơn.

Điều đáng khích lệ

Điều đáng khích lệ

21 May, 06:09 AM

Kinhtedothi - Chính sách hỗ trợ phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi là một trong những nỗ lực khuyến sinh nhằm duy trì mức sinh thay thế do Bộ Chính trị đề xuất nhận được sự quan tâm, phản hồi tích cực của xã hội. Tuy nhiên, khuyến sinh cần được đồng bộ với các chính sách giáo dục, y tế, nhà ở, môi trường làm việc, tư duy xã hội về vai trò của phụ nữ và gia đình trong hiện đại.

Mãi là ngọn đuốc soi đường

Mãi là ngọn đuốc soi đường

19 May, 05:17 AM

Kinhtedothi - Ngày 19/5 hàng năm đã trở thành ngày đặc biệt thiêng liêng, trọng đại, với lòng kính yêu vô hạn, muôn triệu trái tim lại bồi hồi, xúc động nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Để ai cũng được quan tâm

Để ai cũng được quan tâm

16 May, 05:04 AM

Kinhtedothi - Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy giảm dần theo lộ trình 5 năm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính chắc chắn sẽ tác động đến nhiều đối tượng trong hệ thống chính trị. Đúng với quan điểm “không để ai không được quan tâm”, cùng với các chính sách hỗ trợ theo quy định đối với những người bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp, việc tạo việc làm, đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp với người có nhu cầu cũng được quan tâm.

Để ưu đãi đủ động lực phát triển 

Để ưu đãi đủ động lực phát triển 

14 May, 05:13 AM

Kinhtedothi - Chính phủ đề xuất miễn thuế thu nhập DN với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong 3 năm và trích lập Quỹ phát triển khoa học từ 10% thu nhập hằng năm. Đây là những chính sách được đánh giá cao, để góp phần tạo động lực, thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển bứt phá. Nhưng đúng như nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất, thời gian miễn thuế vẫn quá ngắn so với đặc thù của việc nghiên cứu, phát triển công nghệ. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ