Kinhtedothi - Gần đây, tại một số địa phương, đặc biệt là khu vực Miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển xảy ra các vụ ngộ độc do ăn động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng độc, quả rừng, cây rừng, cóc, so biển, cá nóc…).
Trong đó, có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng dù được chữa khỏi.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên, Cục ATTP, Bộ Y tế đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh/TP, Sở ATTP TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng triển khai các nội dung:
Các loại nấm tự nhiên đều khó có thể nhận dạng
Sở Y tế phối hợp với ngành Nông nghiệp và Môi trường cùng các đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát ATTP.
Trong các hoạt động thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên… và phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên trong động vật, thực vật theo đặc điểm vùng miền.
Đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.
Cùng với đó, các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục kiến thức ATTP. Các biện pháp bảo đảm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng.
Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động, thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng lạ...; chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương.
Kinhtedothi - Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Kinhtedothi - Khi Tết đến, bạn và gia đình thường quây quần bên mâm cơm ấm cúng, tận hưởng không khí hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu không chú ý, nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày tết có thể gia tăng trong dịp lễ đặc biệt này.
Kinhtedothi - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/7, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã trả lời làm rõ thông tin về vụ việc dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người và tình trạng hàng giả, hàng nhái thời gian qua.
Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu.
Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.
Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.