Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiên Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

Kinhtedothi – Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 12, khóa 10 nhiệm kỳ 2021-2026 của HĐND tỉnh Kiên Giang, những kết quả về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã được phân tích, đánh giá. Kiên Giang vẫn duy trì nhóm dẫn đầu Vùng ĐBSCL.

Tồn tại nhiều vấn đề căng cơ

Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Năm 2023 là một năm thành công đối với địa phương trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thành 23/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch được giao; trong đó 10 chỉ tiêu vượt, 13 chỉ tiêu đạt. Kinh tế tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng 6,79%, đứng thứ 6/13 các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đứng đầu các địa phương có quy mô lớn nhất của vùng, xếp thứ 31/63 tỉnh, thành cả nước. Quy mô nền kinh tế, giá trị tuyệt đối GRDP đạt hơn 73.377 tỷ đồng, duy trì nhóm dẫn đầu Vùng ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giải trình về phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ 2024. (Ảnh Hữu Tuấn)

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vấn đề như: Chống khai thác IUU địa phương vẫn có nhiều tàu cá vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, 655 vụ vi phạm khai thác IUU, tổng số tiền xử phạt 37,9 tỷ động, đặc biệt là địa phương đầu tiên khởi tố 4 vụ án hình sự liên quan đến vi phạm IUU, dự kiến sẽ đưa ra xét xử trước tháng 4 năm 2024.

Ngoài duy trì Tổ công tác đặc biệt trên địa bàn TP Phú Quốc và tiếp tục xử lý nghiêm các hành vi vi phạm xây dựng trái phép, lấn chiếm đất Nhà nước, đất rừng,... địa phương đã kịp thời chỉ đạo tăng cường tuần tra, xử lý các điểm nóng về “khai thác khoáng sản trái phép” tại huyện Hòn Đất, Giang Thành,...

Trong khi đó, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất được cho là “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư và giải ngân vốn các dự án những năm qua. Về thu hút vốn đầu tư chỉ được 6 dự án, chưa tương ứng với tiềm năng của tỉnh.

Năm 2023 tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tăng 169 vụ, một số tội phạm trộm cắp, cố ý gây thương tích, diễn biến phức tạp, gây hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.

Nâng cao năng lực, trách nhiệm người đứng đầu

Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng: Trong chỉ đạo, điều hành phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm. Phải có kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn với trách nhiệm người đứng đầu và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc.

Các tại biểu thông qua các nghị quyết HĐND năm 2024. (Ảnh Hữu Tuấn)

Tăng cường giải quyết khó khăn, vướng mắc từ cơ sở; đề cao sự phối hợp chặt chẽ trong nội bộ và giữa các Sở, ban ngành. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực thực thi của các Sở, ngành, địa phương gắn với tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, ông Lâm Minh Thành nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Lâm Minh Thành cũng yêu cầu các Sở, ngành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024 như: Tập trung hoàn thiện, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh theo phương châm “tuân thủ - linh hoạt - đồng bộ”; Ưu tiên thúc đẩy, tạo bứt phá tăng trưởng kinh tế từ 02 động lực chính là công nghiệp và dịch vụ du lịch; Tăng cường thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng để sớm triển khai các dự án được cấp chủ trương đầu tư, nhất là các dự án nuôi biển, hạ tầng cụm công nghiệp.

Quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Năng cao công tác y tế dự phòng, cơ bản khắc phục tỉnh trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường bình yên và an toàn cho nhân dân, du khách.

Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang ông Mai Văn Huỳnh yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu phải nghiêm túc và có biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được HĐND tỉnh phân tích, thảo luận và thống nhất đánh giá tại kỳ họp.

Kiên Giang: Lung linh sắc màu từ trên cao

Kiên Giang: Lung linh sắc màu từ trên cao

Kiên Giang: Tại sao giải ngân vốn đầu tư công chưa cao?

Kiên Giang: Tại sao giải ngân vốn đầu tư công chưa cao?

Kiên Giang: Kinh tế tăng trưởng 6,79%

Kiên Giang: Kinh tế tăng trưởng 6,79%

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lộ trình tinh giản biên chế sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

Lộ trình tinh giản biên chế sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

04 May, 10:33 AM

Kinhtedothi- Đề án sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang để thành lập tỉnh Bắc Ninh mới vừa được trình Chính phủ. Theo lộ trình, tỉnh Bắc Ninh mới sẽ tinh giản 1.280 biên chế trong 5 năm nhằm bảo đảm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Những điểm "đặc biệt" về sáp nhập xã ở Quảng Ngãi

Những điểm "đặc biệt" về sáp nhập xã ở Quảng Ngãi

19 Apr, 05:32 PM

Kinhtedothi- Trong 170 xã, phường sắp xếp đơn vị hành chính của Quảng Ngãi, chỉ  duy nhất xã Ba Xa (huyện Ba Tơ) không sáp nhập, hợp nhất vào bất kỳ xã nào. Cũng tại huyện Ba Tơ, sẽ thành lập một xã mới mang tên bác sĩ- liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ