Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh tế Trung Quốc đứng trước khả năng giảm phát

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dữ liệu quý II/2024 khiến một số nhà kinh tế cảnh báo về nguy cơ giảm phát ngày càng tăng, khi giá cả giảm liên tục theo thời gian.

Trung Quốc đã công bố dữ liệu lạm phát tháng 7 cho thấy sự cải thiện khiêm tốn so với tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm 0,3% trong tháng 7 so với một năm trước, nhưng tăng 0,2% so với tháng 6, theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS) hôm 9/8.

Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm 0,3% trong tháng 7 so với một năm trước, nhưng tăng 0,2% so với tháng 6, theo Cục Thống kê Quốc gia hôm 9/8. Ảnh: FT
Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm 0,3% trong tháng 7 so với một năm trước, nhưng tăng 0,2% so với tháng 6, theo Cục Thống kê Quốc gia hôm 9/8. Ảnh: FT

Reuters dẫn nhận định từ giới phân tích khẳng định, chỉ số CPI hàng năm ở tháng 7 tốt hơn một chút so với kỳ vọng về mức giảm 0,4%. Đây vẫn là mức giảm hàng năm đầu tiên kể từ đầu năm 2021. Dữ liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất đã giảm 4,4% trong tháng 7 so với một năm trước, phục hồi so với mức giảm 5,4% trong tháng 6.

Giá thịt heo, một loại thực phẩm chủ yếu ở Trung Quốc, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái, đã góp phần làm giảm CPI chung trong tháng 7, trong khi chi phí du lịch tăng 13,1% so với một năm trước.

Chỉ số CPI cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,8% so với một năm trước - mức cao nhất kể từ tháng 1, theo dữ liệu chính thức được thống kê qua Wind Information.

Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng - Trưởng bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc Đại lục tại JLL, cho biết giá sản xuất có thể sẽ tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái trước khi chỉ số giá tiêu dùng tăng.

Ông dự đoán giá tiêu dùng sẽ vẫn bị kéo xuống trong những tháng tới do giá thịt lợn giảm và hiệu ứng cơ sở cao, trong khi CPI cơ bản có thể tăng dần.

Giá tiêu dùng ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng mạnh trong những năm gần đây bởi giá thịt lợn, mà NBS cho biết đã giảm 26% trong tháng 7 hàng năm. Lạm phát cơ bản, loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động hơn, tăng 0,8%.

Giá sản xuất, chủ yếu do chi phí hàng hóa và nguyên liệu thô, cũng lao dốc xuống mức âm trong 10 tháng qua, trong khi hoạt động sản xuất đã giảm trong 4 tháng liên tiếp, phản ánh nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang giảm.

Nhu cầu trong nước vẫn duy trì ở mức yếu kể từ sau đại dịch. Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc không thay đổi trong tháng 6 so với một năm trước. Dữ liệu quý II/2024 khiến một số nhà kinh tế cảnh báo về nguy cơ giảm phát ngày càng tăng - giá cả giảm liên tục theo thời gian.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã lên tiếng trấn an những lo ngại và bày tỏ kỳ vọng giá tiêu dùng sẽ tăng sau đợt giảm trong tháng 7. Oxford Economics dự đoán chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng 0,5% trong năm nay và chỉ số giá sản xuất sẽ giảm 3,5%.

Louise Loo, nhà kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics, cho biết: “Sự phục hồi nhu cầu yếu của Trung Quốc trong quý 2 có thể là do các biện pháp kích thích từ phía cầu tương đối hạn chế trong thời kỳ Covid, nhiều năm thắt chặt quy định và việc điều chỉnh về bất động sản nhà ở đang diễn ra”.

Xuất khẩu giảm 14,5% trong tháng 7 so với một năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 12,4% tính theo USD- cả hai đều tồi tệ hơn dự đoán của các nhà phân tích.

Con số nhập khẩu giảm mạnh một phần là do giá hàng hóa giảm, nhưng ước tính của Loo cho thấy nhập khẩu giảm khoảng 0,4% về khối lượng thực tế. Trung Quốc dự kiến công bố doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và các dữ liệu khác cho tháng 7 vào ngày 15/8.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã cố gắng tạo niềm tin vào nền kinh tế kể từ khi mở cửa trở lại, cắt giảm một số lãi suất và đưa ra các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp, nhưng không đạt được các biện pháp kích thích lớn. NBS hôm 9/8 cho biết lạm phát giá tiêu dùng trung bình từ đầu năm đến nay chỉ là 0,5%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát trung bình mục tiêu của chính phủ là 3% trong năm nay, cho thấy sự khác biệt ngày càng tăng giữa kỳ vọng và thực tế. 

Mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Bắc Kinh là 5% cho năm 2023, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, ban đầu được coi là thận trọng, nhưng dữ liệu yếu liên tục trong nhiều tháng đã làm tăng thêm tâm lý bi quan về triển vọng tăng trưởng.

Nền kinh tế chỉ tăng trưởng 0,8% trong quý đầu tiên và quý II của năm, trong khi dữ liệu được công bố hôm 8/8 cho thấy xuất khẩu tháng 7 giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Nhập khẩu giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái tính theo đồng USD, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2023.

Dan Wang, nhà kinh tế tại Ngân hàng Hang Seng có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết các con số lạm phát và thương mại là “sự phản ánh sức mua thấp hơn và niềm tin của người tiêu dùng yếu”.

Các công bố dữ liệu tiếp theo vào tuần tới sẽ cung cấp thông tin tổng quan về hoạt động kinh tế trong tháng 7, bao gồm sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ.