Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỳ thị liên quan đến khuyết tật rất phổ biến

Kinhtedothi - Kỳ thị liên quan đến khuyết tật rất phổ biến, có những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của người khuyết tật, tỷ lệ người khuyết tật bị kỳ thị cao nhất trong nhóm là khuyết tật trong giao tiếp (95,5%), khuyết tật ghi nhớ (81,4%) và khuyết tật trong việc tự chăm sóc bản thân (80,1%).
Đây là kết quả điều tra được Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội công bố tại hội thảo “Sống với khuyết tật và cái giá của sự kỳ thị”.

Theo đó,  trong 2 năm 2011 và 2012, Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện một cuộc điều tra chọn mẫu có quy mô lớn tại 8 tỉnh, thành là Lạng Sơn, Thái Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc điều tra được thiết kế để ước lượng chi phí kinh tế do khuyết tật và kỳ thị liên quan đến khuyết tật gây ra cho hộ gia đình có người khuyết tật. Cuộc điều tra đã thu thập thông tin từ phỏng vấn 4.224 cá nhân, trong đó có hơn một nửa là người khuyết tật. Viện Y tế Quốc tế Nossal hỗ trợ về mặt kỹ thuật và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Úc (AusAID) tài trợ kinh phí cho cuộc điều tra này.

Qua các dữ liệu của cuộc điều tra cung cấp cho thấy những khó khăn mà người khuyết tật đang phải đối mặt. So với người không khuyết tật, người khuyết tật nhìn chung có sức khỏe kém hơn, có tới 42% người khuyết tật đánh giá thấp tình trạng sức khỏe của bản thân. 

Kết quả điều tra cũng cho thấy chi phí liên quan đến khuyết tật rất đáng kể, bằng từ 8,8% tới 9,5% thu nhập hàng năm của hộ gia đình có người khuyết tật.

Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tương tác giữa khuyết tật, kỳ thị và nghèo đói và khẳng định việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật sẽ hạn chế được các chi phí liên quan đến khuyết tật; thúc đẩy sự hòa nhập bình đẳng của người khuyết tật, giảm thiểu các tác động tiêu cực của khuyết tật. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy công cuộc xóa nghèo cho người khuyết tật sẽ không thể thành công nếu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật không chấm dứt và quyền của người khuyết tật không được đảm bảo.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Chiếc gậy Trường Sơn” biểu tượng của tinh thần yêu nước

“Chiếc gậy Trường Sơn” biểu tượng của tinh thần yêu nước

30 Apr, 06:08 AM

Kinhtedothi - Chiếc gậy tre nhỏ bé, khắc tên người ra trận, khắc dòng tin nhắn gửi tiền tuyến, vượt qua hàng nghìn cây số Trường Sơn, đồng hành cùng các chiến sĩ, trở thành biểu tượng thiêng liêng của hậu phương lớn hướng về miền Nam ruột thịt. Những “Chiếc gậy Trường Sơn” – xuất phát từ mảnh đất Hòa Xá, huyện Ứng Hòa là minh chứng sống động cho sức mạnh tinh thần, ý chí dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ