Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lạ lùng nơi chuyên làm nghề câu “sỏi"

Kinhtedothi - Những dây câu dài cả trăm mét được buộc vào đá trước khi thả xuống nước. Dây và mồi câu cứ thế chìm xuống tận lớp san hô nằm sâu dưới đáy biển, nơi có cá và cả sỏi, đá. Cái tên câu “sỏi” vì đó mà có.

Xong bữa cơm trưa muộn, ông Nguyễn Quảng (58 tuổi, khu dân cư Gò Tây, thôn Xuân An, xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi) lại ôm mớ “đồ nghề” lỉnh kỉnh gồm các thúng đựng dây câu, nẹp tre, móc câu… ra ngồi đầu hè. Thuần thục móc lưỡi câu vào nẹp để chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo, ông Quảng vừa thong thả giải thích về tên gọi của nghề mà mình đã gắn bó hơn 40 năm qua.

Ông Nguyễn Quảng đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề câu "sỏi".

"Dân ở đây thường câu cá trong các rạn san hô. Mỗi sợi dây câu dài đến hơn trăm mét, được cột vào cục đá rồi thả chìm xuống tận rạn san hô. Rạn san hô có nhiều đá vôi, nên lưỡi câu thả xuống thường chạm đá, sỏi. Bởi vậy, ông bà đặt tên cho nghề này là nghề câu “sỏi”, cũng là cách để phân biệt với các nghề câu khác”-  ông Quảng lý giải.

Miệng nói tay vẫn thoăn thoắt làm, số lượng dây câu gắn vào nẹp mỗi lúc một nhiều hơn. Hết nẹp này, ông Quảng chuyển sang làm nẹp khác. Mỗi chuyến đi câu, ông Quảng đều "thủ" sẵn cho mình chừng vài chục nẹp câu làm hành trang. Bình quân mỗi nẹp câu có 300 - 350 dây câu kèm theo từ 2 - 3kg mồi câu là cá nục, cá cơm than - mồi câu chuyên dùng để săn cá mú, cá hồng...

Bình quân mỗi nẹp câu có 300 - 350 dây câu.

Năm vừa tròn 14 tuổi, ông Quảng bắt đầu theo cha lên tàu, tập tành câu “sỏi” mưu sinh. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, chàng thanh niên trai tráng năm nào đã ngấp nghé tuổi 60, gương mặt hằn vết thời gian mà vẫn gắn bó với với nghề biển. Những chuyến câu “sỏi” với thành quả mang về là những con cá tươi roi rói đã trở thành nguồn thu nhập chính, nuôi sống cả gia đình ông.

“Có chuyến hên, gặp được đàn cá mú "khủng", đến 5- 6 con cá mú có trọng lượng hơn 20kg mỗi con dính câu. Lôi được cá lên tàu, anh em ai nấy đều mệt rã, nhưng vui lắm. Giống cá mú, càng lớn thì bán càng được giá”- ông Quảng kể với giọng hào hứng.

 

Theo ông Nguyễn Khoa Lai- Chủ tịch UBND xã Tịnh Hòa, khu dân cư Gò Tây nằm ở ven biển, là nơi tập trung những ngư dân làm nghề câu "sỏi" của địa phương. Đây là nghề truyền thống được truyền lại từ lớp thế hệ đi trước. Ông truyền cha, cha truyền con…Khu dân cư Gò Tây có 33 hộ dân, thì đã có gần 30 hộ gắn bó với nghề câu "sỏi".

Ở Gò Tây, ngoài ông Quảng còn có nhiều người khác gắn bó gần cả cuộc đời với nghề câu “sỏi”. Chỉ đánh bắt các loại cá lớn, giữ lại cá nhỏ, ngư dân làng chài này thường sử dụng các lưỡi câu lớn gọi là lưỡi câu 6, câu 7 để săn những con cá có kích thước từ 1kg trở lên. Suốt cả năm, họ mong chờ nhất là dịp tháng Giêng, tháng Hai hàng năm, bởi đây là thời điểm thường câu được cá lớn.

Cùng với sự cải tiến của các phương tiện đánh bắt, nghề câu “sỏi” ở làng chài Gò Tây có thay đổi nhiều so với trước. Bây giờ, chừng 20 tàu làm nghề câu “sỏi” trong làng đều đã trang bị máy định vị dò cá, máy kéo cũng được sử dụng để tăng hiệu quả mỗi lần thâu dây câu và giảm bớt sức lao động, thay vì kéo dây câu bằng tay như trước đây. Phạm vi khai thác từ chỗ chỉ đi cách bờ từ 4 - 5 hải lý, chiều tối hôm trước đi, sáng hôm sau về thì nay đã vươn xa từ 30 - 40 hải lý.  Mỗi chuyến đi câu có thể kéo dài từ 3-4 ngày.

Nhiều ngư dân chia sẻ, nghề này không đòi hỏi đầu tư lớn như những nghề khơi xa. Dù vậy, vài năm trở lại đây, sản lượng đánh bắt ngày càng sụt giảm. Thu nhập của những người làm nghề câu "sỏi cũng theo đó đi xuống.

Sản lượng khai thác sụt giảm kéo theo thu nhập của ngư dân đi xuống.

“Hơn 30 làm nghề câu “sỏi”, chưa năm nào, thu nhập của ngư dân làng nghề lại thảm như thế. Những năm trước, bình quân mỗi chuyến biển kéo dài 4 ngày sẽ được công từ 1 - 2 triệu đồng, có chuyến được trả đến 3 -  4 triệu đồng. Nhưng năm nay, biển giã khó khăn, có chuyến chủ tàu còn chịu thua lỗ nên mấy anh em đành về tay không. Chỉ mong năm sau, thời tiết thuận lợi, biển nhiều cá tôm để anh em có thu nhập khá hơn "- ngư dân Phạm Sơn (48 tuổi, khu dân cư Gò Tây) bày tỏ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

01 May, 04:55 AM

Kinhtedothi - Một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định. Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

30 Aug, 08:22 AM

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ