Lạm phát tại Argentina khủng khiếp đến mức nào?

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một chiếc quần Jean tại nền kinh tế lớn thứ 2 Nam Mỹ có thể đắt hơn 1/3 tháng lương tại Argentina.

Nền kinh tế Argentina đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ khi lạm phát lên đến 140%.

Lạm phát cáo buộc người dân quốc gia Nam Mỹ này phải thắt chặt hầu bao, chật vật với các khoản chi đắt đỏ, thậm chí phải tìm kiếm những bộ quần áo cũ tại các hội chợ.

Người dân phải mua quần áo cũ tại hội chợ. Ảnh: Reuters
Người dân phải mua quần áo cũ tại hội chợ. Ảnh: Reuters

Là nền kinh tế đứng thứ hai Nam Mỹ cũng như là quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới, thế nhưng Argentina đang phải vật lộn với những thách thức nghiêm trọng. Tỷ lệ lạm phát cao ngất ngưỡng, hai phần năm dân số sống trong cảnh nghèo đói cũng như nguy cơ một cuộc suy thoái tiềm tàng hứa hẹn sẽ làm rung chuyển cuộc bầu cử tổng thống Argentina vào chủ nhật tới.

Trước việc những nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát của Bộ trưởng Kinh tế và ứng cử viên cho cuộc bầu cử sắp tới Sergio Massa rơi vào bế tắc, các cử tri đang ngày càng cho thấy sự mất lòng tin vào chính phủ.

Hiện, giá cả các mặt hàng quần áo tại quốc gia Nam Mỹ này đang cao đến mức không thể chấp nhận. Với giá cao gấp đôi so với một năm về trước, chiếc quần jean mới đang chiếm đến hơn 1/3 mức lương tối thiểu hàng tháng của người dân Argentina.

Aylen Chiclana, một sinh viên 22 tuổi ở Buenos Aires, cho biết: “Với tình trạng giá cả như thế này, chúng tôi không thể đến trung tâm thương mại và mua bất cứ điều gì mình thích như trước đây”.

Vào ngày 13/1, văn phòng thống kê của Argentina cho biết lạm phát hàng năm tại quốc gia này đã đạt 142,7% trong tháng 10, với mức tăng 8,3% hàng tháng. Mặc dù tỷ lệ này đã giảm so với mức đỉnh vào tháng 8 và tháng 9 cũng như thấp hơn dự báo của các chuyên gia, nhưng vẫn là con số cao nhất kể từ năm 1991 đến nay.

Theo các nhà kinh tế, tình trạng in tiền tràn làn và thiếu niềm tin vào đồng peso nội địa là nguyên nhân chính khiến Argentina phải vật lộn với lạm phát trong nhiều năm. 

Beatriz Lauricio, một giáo viên hưu trí 62 tuổi, cho khi lạm phát tăng phi mã, chúng tôi đã buộc phải tới các chợ quần áo để bán đồ cũ duy trì nguồn thu nhập.

María Silvina Perasso, người tổ chức hội chợ quần áo ở Tigre, ngoại ô Buenos Aires, cho biết ngày càng có nhiều người tới đây để mua sắm, do giá tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng lương. Mức lương tối thiểu hàng tháng tại địa phương là 132.000 peso, tương đương với 377 USD theo tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng TƯ kiểm soát để hạn chế giao dịch ngoại hối, nhưng chỉ bằng một nửa so với tỷ giá ở thị trường tự do. 

Perasso cho biết: “Với tình trạng nền kinh tế như hiện nay, họ có thể mua quần áo ở đây với giá 5% hoặc 10% so với giá mua từ cửa hàng, và sau đó tiết kiệm để chi trả cho những thứ thiết yếu”.

María Teresa Ortiz, một người về hưu 68 tuổi, sống bằng lương hưu và công việc may vá với mức lương 400 pesco/giờ, tương đương 1 USD, đã thường xuyên đến hội chợ để có thể mua những bộ quần áo với mức giá mà có lẽ khó có thể mua được ở nơi khác.

“Chúng tôi không thể mua bất kỳ thứ mới nào, giày thể thao, dép, quần jean, sơ mi hay áo phông. Đây là một trong ít nơi bán đồ với mức giá thấp” – Bà cho biết.