Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làn sóng công ty phương Tây “tháo chạy” khỏi Nga do lo ngại trừng phạt

Kinhtedothi - Các ngân hàng và tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới đang tìm cách rút khỏi Nga khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây ngày càng siết chặt nền kinh tế của Moscow.

Danh sách công ty phương Tây rút khỏi Nga dự kiến gia tăng vào ngày 1/3, khi giới đầu tư và các doanh nghiệp trên khắp các lĩnh vực theo bước các  “ông lớn” năng lượng BP và Shell rút lui hàng tỷ USD đầu tư khỏi Moscow.

Công ty năng lượng hàng đầu Shell (trụ sở London) hôm 28/2 đã thông báo rút khỏi thị trường Nga.

Sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, các nước phương Tây đã có động thái trừng phạt Nga bằng một loạt các biện pháp, bao gồm đóng cửa không phận đối với máy bay Nga, loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tin nhắn thanh toán quốc tế SWIFT và hạn chế khả năng sử dụng 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga.

Các biện pháp trừng phạt  được đánh giá “mạnh mẽ nhất” từ các quốc gia phương Tây đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga trong ngày 28/2. Đồng rúp giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD, trong khi ngân hàng trung ương phải tăng gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20%.

Theo Reuter, lo ngại “cơn bão” trừng phạt, nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Nga sẽ tìm cách rút khỏi thị trường này để tránh các rủi ro kinh tế và đảm bảo lợi ích.

Các ngân hàng, hãng hàng không, nhà sản xuất ô-tô hàng đầu... đã cắt giảm lô hàng,  ngừng quan hệ đối tác và gọi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine là không thể chấp nhận.

"Tôi tin hàng loạt công ty sẽ đưa ra những thông báo tương tự trong vài ngày tới" – Chủ tịch Sonia Kowal của Công ty Zevin Asset Management tại Boston (Mỹ) khẳng định hôm 28/2.

Ngày 28/2, các công ty năng lượng hàng đầu gồm Shell (trụ sở London), BP (trụ sở London) và Equinor (Na Uy) đều đã thông báo rút khỏi Nga, gây áp lực lên các công ty phương Tây khác có cổ phần trong các dự án dầu khí của Nga, như ExxonMobil (Mỹ) và TotalEnergies (Pháp).

Không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, mà nhiều công ty trong lĩnh vực tài chính cũng bắt đầu tìm đường “tháo chạy” khỏi thị trường Nga, do lo ngại những ảnh hưởng từ việc phương Tây loại bỏ một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống SWIFT.

Tập đoàn Mastercard cho biết họ đã chặn nhiều tổ chức tài chính khỏi mạng lưới thanh toán của mình do các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Nga.

Nhiều công ty vẫn đang cân nhắc phương án, trong đó hãng vận tải Maersk của Đan Mạch tuyên bố hôm 28/2 rằng họ đang theo dõi lệnh trừng phạt đối với Nga và lên phương án thực hiện.

Các nhà sản xuất ôtô và xe tải đã cắt xuất khẩu sang Nga, bao gồm Volvo (Thụy Điển) và GM (Mỹ). Dù vậy, 2 công ty này chỉ bán khoảng 12.000 xe/năm tại Nga. Ford Motor (Mỹ), công ty có 50% cổ phần trong 3 nhà máy ở Nga, không bình luận về kế hoạch của họ, chỉ nói rằng họ đang hướng đến việc quản lý tác động và giữ an toàn cho người lao động.

Các công ty và nhà quản lý tài sản mong muốn thanh lý cổ phần phải đối mặt với các rào cản vì nhiều sàn giao dịch đã tạm dừng giao dịch.

Một số công ty phương Tây có quan hệ kinh doanh lớn với Nga đã chứng kiến ​​cổ phiếu giảm. Finnair, có trụ sở tại Phần Lan, đã mất 1/5 giá trị sau khi rút lại triển vọng năm 2022 trong bối cảnh không phận bị đóng cửa.

Các hãng hàng không đang chuẩn bị tinh thần cho các hành lang hàng không Đông-Tây bị phong tỏa kéo dài sau khi Liên minh châu Âu và Moscow ban hành lệnh cấm không phận.

Không nằm ngoài xu hướng trên, các công ty công nghệ hàng đầu thế giới cũng đang được đưa ra những tín hiệu đóng cửa các dịch vụ tại Nga, sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để phản đối chiến tranh cũng như hưởng ứng các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Meta Platforms Inc (FB.O), công ty mẹ của  Facebook, sẽ hạn chế quyền truy cập vào hãng truyền thông nhà nước RT và Sputnik của Nga trên các nền tảng ở các nước Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, cuối ngày 28/2, hãng Warner Bros cho biết họ đã hủy kế hoạch công chiếu phim 'The Batman' tại Nga sau khi công ty Walt Disney Co (DIS.N) thông báo tạm dừng phát hành phim tại các rạp ở Nga.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ