Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak vừa đưa ra cảnh báo trên khi bình luận về các biện pháp trừng phạt của EU đối với Moscow, đặc biệt là quyết định gần đây về việc áp trần giá khí đốt Nga.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak. Ảnh: Tass
Trả lời hãng tin Tass hôm 25/12, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo châu Âu chắc chắn sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng khan hiếm khí đốt do quyết định áp trần giá với khí đốt Nga cũng như tác động từ các biện pháp trừng phạt chống Moscow của Liên minh châu Âu (EU).
Ông nhấn mạnh: "Việc áp trần giá với khí đốt Nga của EU chỉ đạt được mục địch chính trị trong ngắn hạn. Về dài hạn, những quyết định này chắc chắn sẽ gây thiệt hại kinh tế không nhỏ đối với châu Âu, và có thể kéo theo khủng hoảng và bất ổn sâu sắc trong khu vực”.
Theo ông Novak, sản xuất khí đốt ở Na Uy và Vương quốc Anh sẽ tăng trưởng trong thời gian tới, nhưng nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng cho châu Âu có thể không ổn định.
Ông cho rằng vẫn còn tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu, vì vậy Nga sẵn sàng nối lại nguồn cung cấp qua đường ống Yamal-châu Âu. “Tình trạng thiếu hụt vẫn còn và chúng tôi có mọi khả năng để khôi phục nguồn cung cấp. Ví dụ, đường ống Yamal-châu Âu, bị đóng cửa vì động cơ chính trị, vẫn chưa được sử dụng” - Phó Thủ tướng Nga nói.
Thêm nữa, Nga cũng tiến hành các cuộc đàm phán về việc tăng nguồn cung qua Thổ Nhĩ Kỳ sau khi một trung tâm khí đốt được thành lập ở nước này.
Nga hiện cung cấp khí đốt thông qua TurkStream - tuyến đường ống khí đốt đang chạy hết công suất, trong khi tuyến đường ống qua Ukraine cung cấp 42 triệu m3 khí đốt mỗi ngày, tương đương khoảng 1/3 khối lượng vận chuyển được nêu trong hợp đồng.
Phó Thủ tướng Novak khẳng định nhu cầu về khí đốt của Nga vẫn còn, vì vậy, Moscow tiếp tục coi châu Âu là thị trường tiềm năng.
Kinhtedothi - Tờ New York Times đưa tin một số quốc gia phương Tây vốn ủng hộ trừng phạt Moscow đã tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Nga kể từ tháng 2/2022.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.