EU lên ''giây cót'' trả đũa thuế quan của Mỹ. |
Theo đó, Nhật Bản cho rằng, họ có quyền áp đặt thuế quan đối với 50 tỉ Yên (khoảng 450 triệu USD) giá trị hàng hóa Mỹ - con số này tương đương với ảnh hưởng từ mức thuế mà Mỹ áp đặt lên các sản phẩm kim loại của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Trước đó, Nhật Bản cũng cảnh báo mức thuế nhập khẩu nhôm, thép “có thể là một tác động nghiêm trọng đến mối quan hệ kinh tế” giữa Washington và Tokyo. Trong khi đó, EU cũng nêu rõ, họ không có ý định sử dụng biện pháp đối phó, nhưng họ thông báo hướng hành động vì ngày 1/6 tới là hạn chót để ngăn chặn thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Danh sách các mặt hàng Mỹ có nguy cơ sẽ bị đánh thuế do Ủy ban châu Âu soạn thảo bao gồm bơ đậu phộng, ngô, nam việt quất, gạo và các sản phẩm thép.
Bên cạnh đó, phía EU cũng bày tỏ thái độ không hài lòng, khi Washington và Bắc Kinh ra tuyên bố chung về việc Trung Quốc đồng ý mua thêm nhiều hàng hóa trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp của Mỹ. Trong phát biểu mới nhất, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire lên tiếng cảnh báo, nếu châu Âu không tỏ ra “mạnh tay” hơn, nhiều khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới một thỏa thuận có nguy cơ gây tổn hại tới lợi ích của “lục địa già”. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, những động thái trên của EU có thể chưa đủ mạnh để gây tác động tới quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Bởi lẽ, thứ nhất trong mối quan hệ đồng minh với EU, Mỹ luôn dữ tầm ảnh hưởng hơn so với “lục địa già”. Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump nhiều lần hàm ý rằng, việc từ bỏ EU chẳng qua chỉ như từ bỏ một mối quan hệ bình thường. Thứ 2, sau sự kiện “ly hôn” với nước Anh, hay còn gọi là Brexit, trong khi EU vẫn loay hoay vấn đề củng cố mô hình mới, thì nhiều thành viên cho rằng, thà dựa vào Mỹ chứ không đặt niềm tin vào các quốc gia nội khối. Như vậy, EU sẽ cần một bước đi mới đầy khôn ngoan, nếu không muốn tiếp tục lép vế trước đồng minh Mỹ.