Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung và “bão” Covid-19, giá dầu giảm mạnh

Kinhtedothi - Giá dầu lao dốc trong phiên 27/7 giữa lúc các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc khi đóng cửa các tổng lãnh sự quán của mỗi nước.
Thị trường dầu mỏ suy yếu trong phiên giao dịch đầu tuần khi làn sóng dịch Covid-19 thứ hai bùng phát mạnh tại nhiều nước làm lu mờ triển vọng phục hồi nhu cầu đối với năng lượng.
Cụ thể, giá dầu Brent sụt 53 xu Mỹ, tương đương 1,2%, xuống 42,81 USD/ thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở mức 40,88 USD/thùng, giảm 41 xu Mỹ, tương đương 1,05%.
 Giá dầu lao dốc do căng thẳng Mỹ - Trung và ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt tại nhiều nước.
Đà giảm mạnh của giá dầu chủ yếu do giới đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn, như vàng và trái phiếu, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về leo thang căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế thế giới sau quyết định đóng cửa các tổng lãnh sự quán của nhau ở Houston và Thành Đô giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất  kể từ tháng 9/2018 giữa lúc các nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể thay đổi chính sách hỗ trợ nền kinh tế nước này trong cuộc họp tuần này, với khả năng lãi suất sẽ xuống thấp hơn.
Trong khi đó, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đang đe dọa đến triển vọng phục hồi nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Tính đến chiều 27/7, thế giới đã ghi nhận hơn 16,189 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 647.784 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, giá dầu Brent sắp chứng kiến tháng tăng thứ tư liên tiếp và giá dầu ngọt nhẹ WTI trên đà ghi nhận tháng tăng thứ ba liên tiếp, nhờ nỗ lực cắt giảm nguồn cung kỷ lục gần 10 triệu thùng/ngày của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, dẫn đầu là Nga.
Nhu cầu dầu được cải thiện từ mức thấp ghi nhận trong quý II/2020 đang hỗ trợ thị trường. Dẫu vậy, xu hướng phục hồi chưa chắc chắn khi nhiều bang ở Mỹ và các nước khác đang áp dụng trở lại biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lan rộng đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nhiên liệu.
Ngoài ra, sản lượng dầu ở Mỹ - quốc gia sản xuất nhiều dầu nhất thế giới, cũng giảm mạnh mặc dù số lượng giàn khoan dầu đã ghi nhận tuần tăng trở lại đầu tiên kể từ tháng 3.
Trong phiên giao dịch này, giới thương nhân đang chờ đợi quá trình thương lượng gói kích thích kinh tế tiếp theo tại quốc hội Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 26/7 nói phe Cộng hòa đã hoàn tất dự luật hỗ trợ Covid-19 khoảng 1.000 tỷ USD. Theo kế hoạch, đảng Cộng hòa sẽ đưa ra một đề xuất về gói cứu trợ kinh tế mới trong ngày 27/7.
Giới chuyên gia nhận định đợt tái bùng phát dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia nhiều khả năng buộc chính phủ các nước sẽ tăng cường thêm các gói kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong một lưu ý công bố ngày 27/7, các nhà phân tích của Raymond James cho biết, các gói kích thích tiền tệ khổng lồ sẽ giúp giá dầu đi lên trong ngắn hạn./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ