Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây đã phản ứng với chương trình nghị sự phi đô la hóa của nhóm các quốc gia mới nổi (BRICS) và khẳng định các ưu thế của đồng bạc xanh vẫn không thay đổi.
Theo cơ quan này, đồng đô la Mỹ vẫn là loại tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, và việc loại bỏ nó sẽ chỉ gây thiệt hại cho BRICS và các quốc gia khác.
Tuyên bố của đại diện từ Fed đưa ra trong bối cảnh liên minh BRICS đang thúc đẩy chương trình nghị sự phi đô la hóa trên toàn cầu, trong khi các nước đang phát triển nhận thấy sáng kiến này mang lại lợi nhuận.
Nhóm BRICS ban đầu có 5 thành viên bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi gần đây có thêm một số thành viên mới tham gia như Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất...
Khối đang thuyết phục các quốc gia đang phát triển loại bỏ đồng USD và giao dịch bằng đồng nội tệ để củng cố nền kinh tế bản địa.
Cụ thể, Thống đốc Fed Christopher Waller thừa nhận rằng chiến dịch phi đô la hóa BRICS đã phát triển hơn, nhưng không ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ. Ông cho rằng người Mỹ không cần phải lo lắng vì đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới trong tất cả các giao dịch, bất chấp các mối đe dọa phi đô la hóa.
Ông Fed Christopher Waller đã đề cập đến việc phi đô la hóa BRICS trong bài phát biểu khai mạc tại một hội nghị gần đây về đồng đô la Mỹ. Sau bài phát biểu, ông Waller nhấn mạnh rằng đồng đô la Mỹ trên thực tế vẫn là “đồng tiền dự trữ” của thế giới và sự thống trị vẫn chưa chấm dứt.
“Cho đến nay, đồng đô la vẫn là loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất theo một số thước đo dù có lúc có những bình luận dự đoán rằng đồng tiền này sẽ sụp đổ”, ông Waller cho biết.
Thống đốc Fed cũng khẳng định đồng đô la Mỹ đang tăng sức mạnh và vượt trội hơn tất cả các loại tiền tệ hàng đầu bất chấp các mối đe dọa phi đô la hóa từ BRICS.