Lưu ý khi ăn quả trâm bạn cần nhớ

Hải Đường/tieudung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quả trâm tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần lưu ý khi ăn để tránh phản tác dụng nhé.

Tổng quan về cây trâm

Lưu ý khi ăn quả trâm bạn cần nhớ - Ảnh 1

Quả trâm tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet

Đây là loài cây to, thân có vỏ dày, cành dẹt, màu trắng mốc. Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình trứng, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Lá già mỏng, màu nâu nhạt, có tuyến mờ ở mặt dưới, cuống lá dài 1–2cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành chùy thưa, hoa màu trắng. Quả thuôn, hơi cong, lõm ở đỉnh, hạt hình tròn. Mùa hoa vào tháng 3–8.

Ở Việt Nam, loài cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam, Tây Nguyên đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây trâm là cây gỗ lớn, phân cành sớm và nhiều, ưa sáng, sống được trên mọi loại đất.

Tác dụng của trái trâm đối với sức khỏe

Cải thiện huyết sắc tố: Trong trái trâm có nhiều chất sắt làm tăng huyết sắc tố, giúp tăng cường oxy vận chuyển đến các cơ quan, nhờ đó các bộ phận trong cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn.

Đẹp da, sáng mắt: Trái trâm giúp tăng cường số lượng huyết sắc tố đồng thời chứa nhiều vitamin A và C có tác dụng mạnh mẽ trong việc làm đẹp da, làm se khít lỗ chân lông, loại bỏ nhờn và dầu thừa, ngăn ngừa mụn trứng cá. Đồng thời cũng giúp bạn có đôi mắt sáng và khỏe hơn.

Tốt cho tim: Trong mỗi 100 gram quả trâm có khoảng 55 mg kali, trong đó kali là chất có nhiều hữu ích đối với tim mạch, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim như: đột quỵ, xơ cứng động mạch… đồng thời còn ngăn ngừa các bệnh về huyết áp.

Chống viêm: Ăn trái trâm cơ thể bạn sẽ được tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn ngăn ngừa khả năng bị nhiễm trùng. Lý do là vì trong trái trâm có các axit giúp chống một số trường hợp nhiễm trùng vô cùng hiệu quả.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh tiểu đường thì đừng bỏ qua trái trâm nhé, trái trâm có chỉ số glycemic thấp nên có thể giúp đường huyết của bạn ổn định hơn và luôn ở mức trung bình.

Lưu ý khi ăn quả trâm 

Không uống nước sau khi ăn quả trâm

Không nên uống nước ngay sau khi ăn quả trâm. Bởi việc uống nước ngay sau khi ăn quả trâm là nguyên nhân gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và khó tiêu. Chỉ nên uống nước sau khi ăn quả trâm khoảng 30 đến 40 phút.

Không ăn quả trâm khi bụng đói

Ăn quả trâm khi bụng đói có thể gây hại cho sức khỏe. Điều này là do quả trâm có vị chua nên ăn quả trâm khi đói có thể gây ra các vấn đề như ợ chua, đau dạ dày và kích ứng ruột. Ngoài ra, quả trâm còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, do đó chỉ nên ăn quả trâm sau khi ăn no.

Tránh ăn nghệ cùng lúc với quả trâm

Không nên ăn bất kỳ món ăn gì có nghệ ngay sau khi ăn quả trâm. Ăn quả trâm và nghệ cùng lúc có thể kích hoạt nhiều phản ứng với cơ thể và gây kích ứng dạ dày. Vì vậy, nên tránh ăn thụ bất kỳ thực phẩm nào có nghệ ít nhất 30 phút sau khi ăn quả trâm.

Nói không với sữa sau khi ăn quả trâm

Uống sữa ngay sau khi ăn quả trâm có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và đau dạ dày. Do đó, kết hợp sữa và quả trâm là sự kết hợp không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần