80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đắk Lắk: nhiều trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm tại xã M’Đrắk

Kinhtedothi - Có đến 64 người nhập viện trong tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trên địa bàn xã M’Đrắk (Đắk Lắk), đa số các trường hợp này đều ăn bánh mì của một tiệm bánh mì trên địa bàn xã.

Ngày 21/7, theo thông tin từ Trung tâm Y tế M’Đrắk (xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk), trong 3 ngày qua, trên địa bàn xã đã liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện nghi ngờ ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Trước đó, vào lúc 20 giờ 45 phút ngày 18/7, khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế M’Đrắk tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân nhập viên trong tình trạng rối loạn tiêu hóa. Qua ghi nhận, trong 6 trường hợp này có 3 trường hợp người bệnh khai báo liên quan đến ăn bánh mỳ cô T (tại Tổ dân phố 7, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk).

Bác sĩ tham khám, điều trị cho các bệnh nhận.

Tiếp đó, ngày 19/7, Trung tâm tiếp tục ghi nhận 39 trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tương tự, trong đó có 35 trường hợp bệnh nhân khai liên quan đến ăn bánh mỳ cô T.

Theo bác sĩ Võ Trọng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế M’Đrắk, xã M’Đắk, tính từ tối 18/7 đến sáng 21/7, đã có 64 bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như trên, trong đó, 38 trường hợp khai liên quan đến ăn bánh mỳ cô T. Trong số các bệnh nhân, độ tuổi nhỏ nhất là 3 tuổi, lớn nhất là 59 tuổi, các bệnh nhân ở rải rác trên địa bàn xã M’Đắk.

Cũng theo bác sĩ Phúc, ngay sau khi ghi nhận các trường hợp bệnh nhân nhập viện, Trung tâm đã nhanh chóng chỉ đạo các khoa tiếp nhận, thăm khám, điều trị theo đúng quy trình, quy định của Bộ Y tế, đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác điều trị người bệnh, theo dõi sát tình hình sức khỏe người bệnh. Đồng thời tuyên truyền người bệnh và người nhà không hoang mang nhằm giảm bớt sự lo lắng trong cộng đồng, động viên bệnh nhân yên tâm điều trị.

Song song đó, Trung tâm Y tế M’Đrắk đã tham mưu UBND xã M’Đrắk thành lập đoàn kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố bánh mỳ Cô T. Quá trình kiểm tra cơ sở bánh mì, đoàn kiểm tra nhận thấy cơ sở có tủ kính che chắn được ruồi, bụi, mưa, nắng theo quy định; nơi sơ chế, chế biến đảm bảo sạch sẽ; chủ cơ sở đã được tham gia tập huấn về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, cơ sở có một số tồn tại như chưa cung cấp cho đoàn hồ sơ, hợp đồng về nơi cung cấp nguyên liệu để chế biến; chưa xuất trình giấy khám sức khỏe đối với người trực tiếp tham gia kinh doanh, dịch vụ. Thời điểm kiểm tra, người chế biến không mang bao tay. Trước các vi phạm của cơ sở, đoàn đã tiến hành lập biên bản lấy mẫu thực phẩm đóng gói vận chuyển đi kiểm nghiệm và đề nghị cơ sở tạm dừng kinh doanh đến khi có thông báo lại của UBND xã M’Đrắk.

“Đến sáng 21/7, tình trạng sức khỏe các bệnh nhân đã tương đối ổn định. Sẽ có 5 bệnh nhân được xuất viện trong sáng 21/7, các bệnh nhân còn lại sẽ tiếp tục được theo dõi, điều trị và xuất viện trong 1-2 ngày tới. Vì có tới 64 trường hợp bệnh nhân cùng có các biểu hiện về rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nên Trung tâm đang nghi ngờ trên địa bàn xảy ra ổ dịch tiêu chảy. Hiện Trung tâm đang tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe các bệnh nhân và công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh đang được triển khai nhanh chóng nhằm ngăn ngừa tình trạng lây lan rộng hơn trên địa bàn” - bác sĩ Phúc cho biết thêm.

Đắk Lắk: người dân kêu cứu vì nhà thầu thi công “nhỏ giọt” 

Đắk Lắk: người dân kêu cứu vì nhà thầu thi công “nhỏ giọt” 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

18 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

17 Jul, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

16 Jul, 10:07 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

15 Jul, 10:00 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn và hàng giả – những thứ đang âm thầm gặm nhấm sức khỏe người dân và phá hoại lòng tin vào kỷ cương pháp luật – đã không còn là câu chuyện của những vụ vi phạm lẻ tẻ. Trong thời gian ngắn vừa qua, liên tiếp các vụ án lớn được phát hiện, từ đó bộc lộ kẽ hở của pháp luật và đâu đó xuất hiện bóng dáng những cán bộ thoái hóa, biến chất, tiếp tay hoặc làm ngơ vì lợi ích riêng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ